Vì sao trước khi mất, Gia Cát Lượng không tiến cử Khương Duy lên làm tể tướng?

Lãng Thứ hai, ngày 22/01/2024 21:30 PM (GMT+7)
Nhiều độc giả đặt câu hỏi, vì sao trước khi mất, Gia Cát Lượng không tiến cử Khương Duy lên làm tể tướng? Dưới đây là ba lý do chính khiến Gia Cát tiên sinh không sắp xếp điều đó...
Bình luận 0

Vì sao Gia Cát Lượng không tiến cử Khương Duy lên làm tể tướng?

Suy cho cùng, Gia Cát Lượng vẫn luôn coi Khương Duy là đệ tử. Tài năng của Khương Duy cũng là điều không cần phải bàn cãi. Thế nhưng vì sao ngay chính Gia Cát Lượng cũng không suy nghĩ đến việc tiến cử Khương Duy làm tể tướng thay mình?

Từ góc độ của bài viết này, có ba lý do chính khiến Gia Cát tiên sinh không sắp xếp để Khương Duy lên thay khi mình qua đời:

Vì sao trước khi mất, Gia Cát Lượng không tiến cử Khương Duy lên làm tể tướng?- Ảnh 1.

Nhân vật Khương Duy trên phim.

Thứ nhất, hàng tướng vĩnh viễn là hàng tướng. Khương Duy vốn là tướng của Tào Ngụy, vì bị quân Ngụy bỏ rơi nên đành phải đầu hàng Gia Cát Lượng. Xét cho cùng, bất kỳ triều đại hay vị quân chủ cao minh nào cũng sẽ tử tế với những người như vậy, nhưng đồng thời cũng không bao giờ giao quân quyền tối cao cho họ. Vấn đề đơn giản là niềm tin cố hữu.

Thứ hai, Khương Duy giỏi đánh trận, nhưng năng lực chính trị thực sự khá yếu.

Khương Duy không có bản lĩnh chính trị của một tể tướng khi không bao giờ xử lý tốt được mối quan hệ triều chính. Về hướng chính đạo, ông không biết tạo vây cánh, không thể hiện được cái "bụng tể tướng có thể chống thuyền như Quản Trọng, thậm chí theo hướng tà đạo, ông cũng không dám quyết đoán xử trí những kẻ tiểu nhân đối lập như Nghiêm Tung. Kết quả là khi có quyền hành không lo làm, tới khi mất quyền vào tay các thế lực có thể lũng đoạn triều chính kiểu như Hoàng Hạo thì chỉ biết khóc hận.

Ngay cả với khả năng quân sự sở trường thì Khương Duy cũng không quá sức ưu tú ở tầm nhìn chiến lược, chỉ giỏi đánh trận nhỏ mà thôi!

Biểu hiện cụ thể là sau khi Gia Cát Lượng từ trần, nước Thục suy yếu buộc phải chuyển sang chính sách phòng thủ của Tưởng Uyển. Dĩ nhiên so với Gia Cát Lượng lấy công làm thủ thì không bằng, nhưng cũng không tính là dở. Bằng chứng là Thục vẫn ổn định trước sức tấn công tương đối của Ngụy.

Thế nhưng khi thực sự nắm quyền đại tướng, Khương Duy thẳng tay phá bỏ chiến lược được xem là đúng đắn này để dốc binh đánh Ngụy vô số lần với hi vọng lấy chiến tranh gạt bỏ những bất ổn về nội chính. Kết quả là, bạn không thể làm theo cách phi thường của Gia Cát Lượng nếu bạn không có tài hoa của Gia Cát Lượng. Nước Thục suy yếu không phanh, còn Ngụy thì ngày một hùng mạnh.

Thêm nữa, khi ham mê tấn công, Khương Duy hầu như "quên mất" nhiệm vụ phòng thủ. Nhất quyết giằng co với Ngụy ở Long Tây nhưng lại phớt lờ việc phòng thủ cửa ngõ quan trọng Hán Trung. Hậu quả sau cùng ai cũng rõ.

Chính khả năng chính trị hạn chế, thiếu tầm nhìn tổng thể, lại là mẫu người không thực sự tỉ mỉ của Khương Duy, có thể nói, đã khiến toàn bộ Thục Hán hoàn toàn bị xáo trộn. Với tư cách là thầy học, Gia Cát Lượng chắc chắn không thể không nhìn thấy những nhược điểm này. Vậy nên việc ông không sẵn lòng giao phó trọng trách cho Khương Duy khi tạ thế, rõ ràng là một lựa chọn chính xác của thần tượng giới trí thức nghìn năm qua.

Tiếc là nhìn ra thì đã sao? Không có trâu, ngựa nào kéo nổi cây cày trên đất Thục chó ăn đá gà ăn sỏi này?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem