Vì sao Việt Nam được ví như Cristiano Ronaldo?

Đại Dương (Theo Brookings) Thứ bảy, ngày 27/06/2020 20:30 PM (GMT+7)
Jacques Morisset - kinh tế trưởng và lãnh đạo chương trình về Việt Nam tại Ngân hàng Thế giới, ví nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng và phát triển như ngôi sao Cristiano Ronaldo trong bóng đá trong nhiều năm qua…
Bình luận 0

Trong nhiều năm, Cristiano Ronaldo được biết đến vì những năng lực thể chất và kỹ thuật hơn người. Khi chơi cho M.U, cầu thủ nổi tiếng người Bồ Đào Nha này có thể chạy xuyên suốt sân bóng, rê bóng qua nhiều cầu thủ đối phương và ghi bàn. Giờ đây, ở tuổi 35, anh ấy vẫn có thể ghi 3 bàn trong một trận đấu quyết định vì anh ấy đã học được cách ở đúng vị trí trong đúng thời điểm. Ronaldo vẫn đang là một trong những cầu thủ hàng đầu thế giới bằng cách thích nghi với năng lực của mình và điều chỉnh với những trận đấu.

Vì sao Việt Nam được ví như Cristiano Ronaldo? - Ảnh 1.

Ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo.

Trong thế giới phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang được xem là một ngôi sao. Không chỉ vì nước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai thế giới trong thập kỷ qua mà còn vì họ đã gần như trừ tiệt được đói nghèo, giảm tỉ lệ đói nghèo từ 52% vào năm 1992 xuống chưa đến 2% vào năm 2018.

Thành tích đáng ghi nhận đó chủ yếu là nhờ nền kinh tế này đã phát triển nhanh, giống như tốc độ chạy của Ronaldo ở thời đỉnh cao sức mạnh thể lực. Dân số nước này trẻ và năng động, có khao khát học hỏi, làm việc và quá trình sản xuất được thúc đẩy bởi luồng gió toàn cầu hóa, đồng thời chuyển đổi cấu trúc.

Trong một blog gần đây, tôi đã giải thích rằng chính sách quản lý thông minh của Việt Nam đã được nối dài vào trong đại dịch Covid-19 đến nỗi giờ đây Việt Nam được cho là sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2020.

Nhìn về phía trước, giống như Ronaldo ở tuổi 35, kinh tế Việt Nam có thể đã thấy nó khó có thể chạy nhanh hơn. Nhiều trong số các động lực tăng trưởng truyền thống đã bắt đầu chậm lại và dự kiến suy giảm hơn nữa trong tương lai. Cái gọi là cổ tức nhân khẩu học sẽ phai nhạt khi viễn cảnh dân số già hóa đang nổi lên ở chân trời.

Vì sao Việt Nam được ví như Cristiano Ronaldo? - Ảnh 2.

Việt Nam là một câu chuyện thành công trong 25 năm qua khi tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh thứ hai thế giới và giảm đáng kể tỉ lệ đói nghèo.

Động lực xuất khẩu có thể khó khăn hơn để duy trì trong một thế giới đã và đang ngày càng đóng chặt với biểu hiện là sự dịch chuyển tư bản và thương mại toàn cầu kém đi. Tiến trình công nghiệp tự động hóa có thể dẫn tới suy giảm các hoạt động mà đang bị thu hút bởi lao động giá rẻ của Việt Nam. Vì chạy nhanh như vậy, Việt Nam đã trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các rủi ro môi trường và chứng kiến một số trong các tài sản tốt đẹp nhất của mình bị xói mòn, chẳng hạn đồng bằng sông Cửu Long và các cánh rừng. Các thành phố ở Việt Nam cũng đang trở nên ô nhiễm nặng nề hơn.

Với tất cả những lý do đó, báo cáo gần nhất của chúng tôi với tựa đề Vibrant Việt Nam đã kêu gọi Việt Nam đặt hiệu lực vào hàng đầu và trung tâm trong chiến lược phát triển của mình. Đất nước này nên học hỏi không chỉ làm sao phát triển nhanh mà còn là làm sao để tốt hơn. Điều này sẽ đòi hỏi sự quản lý thông minh đối với tài sản quốc gia bằng cách làm cho các công ty năng động hơn, cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, công nhân có tay nghề hơn và môi trường có khả năng đàn hồi hơn trước các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu.

Đặt hiệu quả vào hàng đầu và trung tâm là việc nói dễ hơn làm. Ngoài những đề xuất thông thường nhưng quan trọng về cải thiện sự phổ biến công nghệ, bao gồm thông qua phát triển một nền kinh tế số và tăng cường kỹ năng lao động, thì điều đòi hỏi quan trọng là sự thay đổi trong tư duy.

Trước hết, Việt Nam nên giảm tập trung vào việc tăng sản phẩm mà thay vào đó nên phân phối những nguồn lực tài chính và nhân lực tốt nhất vào những hãng năng động nhất. Nhà chức trách nên giảm các rào cản đối với các nhà đầu tư mới - những thứ mà hiện vẫn còn ở mức cao trong một số lĩnh vực, đặc biệt là đối với những ai sẵn sàng mang tới công nghệ và kiến thức mới.

Họ cũng nên cho phép các doanh nghiệp hoạt động kém nhất kết thúc sự tồn tại bằng cách hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý về phá sản hiện tại.

Thứ hai, chính phủ nên chuyển từ khuyến khích truy cập vào các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản sang khuyến khích các hàng vi có trách nhiệm. Hiện nay hầu hết người Việt Nam đã có quyền truy cập vào các dịch vụ này, chiến lược giá nên được điều chỉnh để đánh thuế với chi phí nguồn cung nhằm tăng hiệu quả cũng như giảm lãng phí và ô nhiễm. Dĩ nhiên, một chính sách như vậy nên được thực thi theo cách thông minh và dần dần từng bước để bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương và để quản lý sự kháng cự của các nhóm lợi ích. Sự chuyển đổi chính sách này sẽ sinh ra các khoản tiết kiệm đầu tư công đáng kể để có thể đầu tư trực tiếp vào các ưu tiên khác như đào tạo sau phổ thông, một lĩnh vực mà Việt Nam cần theo kịp các đối thủ cạnh tranh.

Một vài năm trước, Cristiano Ronaldo đã nhắc nhở thế giới thể thao rằng: "Tôi muốn tiếp tục chơi tốt và giành các giải thưởng. Tôi chỉ mới đang ở khởi đầu", và ngôi sao này đã cố gắng đạt được mục tiêu bằng cách điều chỉnh cách tiếp cận với cuộc chơi. Tham vọng của Việt Nam là trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, và nếu nước này bắt đầu áp dụng chiến lược phát triển hướng tới hiệu quả cao hơn, họ sẽ tiếp tục chơi tốt và giành nhiều phần thưởng hơn trong thế giới phát triển kinh tế.

* Tác giả Jacques Morisset - kinh tế trưởng và lãnh đạo chương trình về Việt Nam tại Ngân hàng Thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem