Vì sao xe điện Trung Quốc BYD sẽ "khó sống" tại thị trường Việt Nam?

Nguyễn Thịnh Thứ sáu, ngày 09/08/2024 13:20 PM (GMT+7)
Chiến gần một nửa thị trường xe điện ở Đông Nam Á, nhưng hãng xe Trung Quốc BYD được dự báo rằng, sẽ phải đối mặt với thách thức lớn khi thâm nhập thị trường Việt Nam.
Bình luận 0

Thương hiệu xe Trung Quốc BYD chính thức ra mắt và mở bán 3 mẫu xe là Dolphin, Seal và Atto 3 từ ngày 18/7 tại thị trường Việt Nam sau nhiều tháng nghiên cứu suy tính cách thức hoạt động.

Là người trải nghiệm trực tiếp mẫu xe điện mới BYD tại Bắc Giang, anh Hoàng Sơn chia sẻ rằng anh khá thích thú từ thiết kế cho tới cảm giác lái.

Tuy nhiên, điều anh băn khoăn trong quyết định có nên xuống tiền hay không chính là vấn đề trạm sạc.

VinFast độc quyền hạ tầng trạm sạc, hãng xe điện Trung Quốc BYD sẽ "khó sống" ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Xe Trung Quốc BYD đối mặt với thách thức trạm sạc để hút người dùng Việt.

Ông Võ Minh Lực, Giám đốc điều hành BYD Việt Nam nói, khách hàng cũng có thể sạc xe tại nhà và đang có chính sách cho những người dùng đầu tiên bộ sạc di động miễn phí. BYD cũng có kế hoạch mở tổng cộng 50 đại lý, tất cả đều được trang bị cổng sạc nhanh.

Dù vậy, ông Ngô Kỳ Lam, Quản lý trang otosaigon.com, một trong những cộng đồng ô tô lâu đời nhất tại Việt Nam, tỏ ra nghi ngờ về khả năng giải quyết vấn đề "tận gốc" để người mua thực sự yên tâm.

Trả lời PV Dân Việt, ông Ngô Kỳ Lam cho biết: "BYD sẽ đối mặt không ít thách thức tại thị trường Việt Nam. Đầu tiên là định kiến về xe Trung Quốc của người Việt Nam, khi thường cho rằng hàng hóa Trung Quốc là rẻ, chất lượng kém.

Thứ hai, hạ tầng trạm sạc xe điện bởi các công ty cung cấp trạm sạc ở Việt Nam chưa phổ biến rộng rãi, ngoại trừ hệ thống trạm sạc của VinFast không chia sẻ cho các hãng khác. Đây là bài toán "con gà quả trứng" cần có thời gian lâu dài, hoặc phải đầu tư rất nhiều như VinFast mới có thể giải quyết được. Khi trạm sạc chưa phổ biến, dĩ nhiên việc di chuyển quãng đường xa sẽ khó khăn và gây nhiều bất tiện cho người dùng".

BYD chiếm gần một nửa thị trường xe điện ở Đông Nam Á, thu hút loạt khách hàng tại Thái Lan, Malaysia bằng mức giá và dòng sản phẩm hấp dẫn, nhưng tại Việt Nam, mọi thứ sẽ khó tiếp cận hơn nhiều.

"Việc định giá sản phẩm cao là điều thường thấy khi các hãng xe mới vào một thị trường. Chúng ta vừa có trường hợp xe điện Wuling Mini EV giảm giá từ 279 triệu đồng về còn 231 triệu đồng để cạnh tranh với đối thủ VinFast VF3.

Trong kinh doanh hạ giá thì dễ nhưng nâng giá bán thì rất khó, nên không hãng nào muốn bỏ phí lợi nhuận cả. Vì thế các hãng xe có xu hướng đặt giá với biên độ lợi nhuận cao, trong trường hợp doanh số thấp thì có thể chạy chương trình khuyến mại hoặc giảm giá để kích cầu.

Tuy nhiên điều này là con dao hai lưỡi với mặt hàng xe ô tô vốn là tài sản đối với người Việt, vì khi giá của hãng giảm đồng nghĩa giá trị xe họ đang sở hữu cũng giảm theo. Ví dụ như ở Thái Lan người mua xe BYD đang rất bất mãn khi thấy hãng liên tục giảm giá", ông Lam nhấn mạnh.

Thực tế, BYD còn bị Chính phủ Thái Lan tiến hành một cuộc điều tra khi hãng này giảm giá quá sâu các mẫu xe điện, gây bức xúc với người dùng. Ông Darakorn mua chiếc BYD Atto vào tháng 1/2023 với giá 1,19 triệu baht, nhưng giờ, giá chỉ còn dưới 1 triệu baht.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem