Cụ thể, BYD, công ty đang tìm cách truất ngôi Tesla về số lượng sản xuất, sẽ sản xuất xe điện tại Việt Nam cho người lái xe trong nước và nhằm mục đích tăng xuất khẩu xe điện ở Đông Nam Á. Các đối thủ của Trung Quốc như nhà sản xuất xe điện giá rẻ Wuling cũng đang trên đà phát triển theo chiến lược kiểu như vậy.
Nhưng các nhà bán lẻ khác cho biết nhu cầu yếu đối với các mẫu xe VinFast của Việt Nam khiến họ ngần ngại đầu tư vào thị trường xe điện vốn nhỏ hơn Thái Lan và Indonesia.
Khi Apple lần đầu tiên chọn lắp ráp iPad bên ngoài Trung Quốc trong bối cảnh gián đoạn do ngừng hoạt động vì COVID, quốc gia nhỏ hơn này cũng đã và đang trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm của Apple từ AirPods đến Macbook. Nhưng các nhà cung cấp nước ngoài cho biết, họ phải thuê nhân công, kể cả từ Campuchia, khi Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực có đủ kỹ năng kỹ thuật và các nhà cung cấp địa phương đủ năng lực chế tạo ngoài lắp ráp cơ bản.
“Việc mở rộng sản xuất ô tô điện sẽ là một cột mốc quan trọng, đặt nền móng cho những ý tưởng hợp tác và đầu tư mới của Tập đoàn BYD tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của Chính phủ Việt Nam.
Trong một tuyên bố của chính phủ được đưa ra sau cuộc gặp giữa người sáng lập kiêm Chủ tịch BYD Wang Chuanfu và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Wang cho biết ông mong muốn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để BYD hoàn thành các thủ tục đầu tư.
Tuyên bố không đề cập chi tiết đến khoản đầu tư mới mà BYD sẽ bổ sung cho việc mở rộng này.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà còn cho biết Việt Nam hy vọng công ty do Warren Buffett hậu thuẫn sẽ "tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhắm đến các thị trường tiêu chuẩn cao, trên cơ sở những lợi thế của Việt Nam trong thế hệ tiếp theo”.
Các chuyên gia nhận định, sự hiện diện của BYD sẽ đặt ra thách thức trực tiếp đối với VinFast, nhà sản xuất xe điện Việt Nam bắt đầu bán ô tô vào năm 2019 và có kế hoạch mở rộng sang Hoa Kỳ và Châu Âu.
Tháng 9 năm ngoái, BYD, được hỗ trợ bởi Berkshire Hathaway của Warren Buffett, đã thông báo rằng họ sẽ xây dựng một nhà máy lắp ráp xe điện ở Thái Lan với công suất hàng năm là 150.000 xe từ năm 2024.
Ngoài ra, công ty này cũng đang xem xét Philippines và Indonesia cho một nhà máy mới ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam.
BYD nhắm đến việc vượt qua Tesla trong năm nay với tư cách là nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đang định vị mình để vượt qua đối thủ Tesla về doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện trên toàn cầu, một phần bằng cách tăng quy mô công suất để tăng gấp đôi tổng doanh số bán hàng cho tất cả các loại ô tô trong năm nay.
"Mục tiêu của chúng tôi bắt đầu từ 3 triệu chiếc", Chủ tịch BYD Wang Chuanfu cho biết tại một hội nghị các nhà đầu tư ở Hồng Kông. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng BYD hy vọng sẽ tăng gấp đôi doanh số bán hàng của năm ngoái để đạt 3,6 triệu chiếc.
BYD đã ngừng sản xuất ô tô động cơ xăng thông thường vào tháng 3 năm 2022 để tập trung vào các phương tiện năng lượng mới như xe điện và xe hybrid. Công ty chưa tiết lộ con số dự kiến về doanh số bán hàng của năm nay, nhưng dựa trên tỷ lệ của năm 2022, thì họ có thể bán được 1,75 triệu xe điện vào năm 2023, tiến gần đến mục tiêu khoảng 1,8 triệu xe điện của Tesla.
Nhưng trong quý đầu tiên năm 2023, BYD chỉ bán được 260.000 xe điện, kém xa con số 420.000 của Tesla. Tesla đã đạt được con số đó bằng cách giảm giá ở nhiều thị trường.
BYD, gia nhập ngành công nghiệp ô tô năm 2003, đã trau dồi năng lực công nghệ của mình bằng cách học hỏi từ các nhà sản xuất nước ngoài. Công ty đã mở một trung tâm thiết kế vào năm 2019 tại trụ sở chính ở Thâm Quyến, và tuyển dụng những tài năng hàng đầu, chẳng hạn như cựu nhà thiết kế Audi Wolfgang Egger.
Tuy nhiên, BYD có thể phải đối mặt với các thách thức trong quá trình mở rộng, đầu tiên là số phận của các khoản trợ cấp mua xe năng lượng mới của Trung Quốc. Mạng lưới bán hàng của BYD là một yếu tố khác. Nếu nhân viên bán hàng và nhân viên bảo trì liên kết với công ty không được đào tạo đầy đủ, điều đó có thể dẫn đến khiếu nại gây tổn hại cho thương hiệu.
Một cổng thông tin điện tử của Trung Quốc chuyên thu thập các khiếu nại của khách hàng cho thấy có rất nhiều lời phàn nàn đối với các nhà sản xuất ô tô, bao gồm cả BYD, về cách thông báo thời gian giao hàng cũng như quy trình đăng ký lái thử.
Ngoài ra, việc thâm nhập thị trường nước ngoài của BYD vào thị trường châu Âu và châu Á sẽ là một bước tiến khó khăn. Các hoạt động ở nước ngoài tạo ra chưa đến 3% tổng doanh số bán hàng vào năm ngoái, điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải mở rộng dấu ấn ra nước ngoài.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.