Cỗ được tính theo giá của thịt lợn, 1kg thịt hơi cho một mâm cỗ. Nhà có đám tang cần sửa 50 mâm cỗ, mổ con lợn 50- 60kg là được.
Sau này, cỗ được tính bằng 1kg móc hàm rồi 1kg thịt trần, nhưng cỗ cũng chỉ có thịt lợn luộc, đĩa lòng gan, đĩa xương, đĩa đậu phụ. Nếu tang chủ nào giàu có muốn chơi “ngông” cũng không được vì cỗ tang ngày xưa mà có giò chả là bị chê trách: Không lo tang lễ, chỉ lo cỗ.
Ngày nay, mọi sự lại hoàn toàn khác. Đồ viếng được thay bằng phong bì. Phong bì thì lại nặng dần theo thời gian. Cách đây 5 năm, phong bì viếng thường là 50.000 đồng, một mâm cỗ phải làm có giá trị 300.000 đồng để đãi khách viếng. Với mâm cỗ 300.000 đồng là phải có thịt gà, giò chả. 1- 2 năm trở lại đây, phong bì viếng 100.000 đồng nên tang chủ cũng liều liệu mà phải làm cỗ cho tương xứng: Một mâm cỗ 400- 500 nghìn đồng phải có thêm cả chim quay, tôm hấp...
Thực tình người đi viếng không muốn như vậy, mà tang chủ cũng rất vất vả vì phải lo việc tang lễ, lại lo thực phẩm cho việc cỗ bàn, nhưng khổ nỗi vì “văn hoá phong bì” nên nhiều người đi viếng và tang chủ đều không bỏ được. Vì thế, ở quê tôi, hễ có người nằm xuống là tang chủ phải chuẩn bị 2-3 tạ lợn, hàng trăm cân gà. Chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể nhiều lần vận động nên bài trừ hủ tục này nhưng không được.
Vì “văn hoá phong bì” nên thường giá trị mâm cỗ ở đám tang tỷ lệ thuận với giá trị phong bì. Không ít người cho rằng vận động phong bì viếng nhẹ dần đi thì cỗ sẽ nhỏ dần theo, thậm chí bỏ hẳn phong bì viếng, có lẽ đám tang sẽ không có cỗ, nhưng như thế cũng không xong vì lễ viếng có phong bì đỡ cho tang chủ lo cả việc thuốc thang trước đó rồi lo tang cho người quá cố và còn thể hiện tình nghĩa giữa người đi kẻ ở. Người làng giờ chỉ mong có ý kiến hay cách làm nào đúng và trúng để người đi viếng bớt phải suy tư và tang chủ cũng được thảnh thơi.
Lê Minh Châu
Vui lòng nhập nội dung bình luận.