Vietjet đang có tham vọng vươn ra thị trường quốc tế
Bức tranh đáng buồn của kinh tế tư nhân Việt Nam
Chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017 với chủ đề “Kiến tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển” tổ chức chiều 26.10, Ths. Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã chia sẻ một vài con số đáng buồn về sự phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Cụ thể, chi phí thời gian, chi phí tuân thủ pháp luật, rủi ro pháp lý tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, các nghị quyết mới ban hành chỉ tập trung cắt giảm thời gian, chi phí cho DN. Còn rủi ro của DN rất ít được nhắc tới.
Ths. Phan Đức Hiếu chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017
“Việc không tiên liệu được trong việc thực hiện các thủ tục hành chính rất dễ dẫn rủi ro, mất nhiều chi phí, thậm chí triệt tiêu DN. Ví dụ, khi có dịch bệnh xảy ra. Một DN nhập khẩu một lô thuốc, dự kiến vào Việt Nam và thông quan trong đúng 3 ngày. Như vậy, theo quy định của luật pháp, lô thuốc đó sẽ kịp bán ra, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Song việc không tiên liệu trước được thủ tục, DN có thể mất quá nhiều thời gian đểthông quan thì lô thuốc đó. Cuối cùng, lô thuốc sẽ phải mang đi tiêu hủy.
Về độ an toàn trong bảo vệ quyền tài sản. Trong 128 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 88, chỉ hơn mỗi Nepal, Myanmar, Bangladesh… những quốc gia không nên so sánh. Mức độ bảo vệ quyền tác giả cũng rất thấp, thậm chí đáng báo động. Trong khi, sản phẩm phát minh, sáng chế của Việt Nam rất hạn chế.
Chỉ số chống độc quyền, bảo đảm cạnh tranh rất thấp. Theo báo cáo, chỉ số chống lạm dụng độc quyền Việt Nam xếp 78/138 quốc gia, chính sách chống độc quyền thì chúng ta xếp thứ 94/138 quốc gia”.
Trong khi đó, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch HĐQT Phú Thái Group, về chi phí không chính thức, với DN hoạt động kinh doanh tốt thì lợi nhuận một năm chỉ từ 2 - 4%. Trong khi theo khảo sát của VCCI, chi phí không chính thức của DN lên tới 6 - 8%. Như vậy, đây là khó khăn cực lớn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Chúng ta nói nhiều tới việc nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… đó là bởi vì người tiêu dùng thích hàng gì thì tức khắc hàng đó du nhập vào Việt Nam. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại tìm cách ngăn cấm, chống lại hàng hóa nước ngoài thì không đúng với quy luật thị trường. DN Việt cần phải quan tâm tới chất lượng, nghiêm túc đầu tư cho sản phẩm mới cạnh tranh được trên thị trường” – ông Đoàn nói.
DN Việt to nhưng chưa lớn
Là người đồng hành cùng nhiều thế hệ doanh nhân Việt Nam, TS. Võ Trí Thành nhớ lại, đã có thời DN hỏi nhau không biết mình lớn lên có bị “thịt” không? Đến nay, doanh nghiệp tư nhân đã là động lực quan trọng để phát triển đất nước.
TS. Võ Trí Thành: "Việt Nam chỉ có vài DN đang “tập lớn” như FPT, Viettel, Vinamilk"
Từ đây, TS. Võ Trí Thành đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để DN tư nhân Việt Nam thật sự lớn?”.
TS. Võ Trí Thành đúc kết: “Việt Nam có nhiều doanh nghiệp to. Họ có doanh số, lợi nhuận, số lượng lao động lớn. Nhưng là DN đúng nghĩa lớn thì chưa có, chỉ có một số doanh nghiệp đang tập lớn như: FPT, Vietjet, Vinamilk, Viettel. DN lớn phải có thương hiệu toàn cầu, công nghệ, sáng tạo, chi phối được mạng lưới phân phối.
Thực tế, FPT đang làm ô tô không người lái, Viettel mới bắt đầu làm một số công nghệ đình đám, Vinamilk đang nhập khẩu và làm chủ công nghệ.
Giờ doanh nghiệp Việt Nam muốn lớn cần có 3 yếu tố. Thứ nhất, là cách tạo lập các đơn hàng. Những doanh nghiệp lớn của Mỹ, đơn hàng lớn nhất của họ là về công nghệ và quân sự. Thứ hai, phải có cash hỗ trợ hợp pháp. Thứ ba, phải kết nối được những doanh nghiệp sáng tạo cá thể, liên kết này ở Việt Nam còn rất yếu.
Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đã có danh, có vai trò, nhưng câu chuyện sắp tới còn nhiều ngổn ngang” .
Vui lòng nhập nội dung bình luận.