Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Thứ bảy, ngày 29/10/2022 15:01 PM (GMT+7)
Không phải mọi nền kinh tế trên thế giới, chứ chưa nói đến châu Á, đều báo cáo tăng trưởng kinh tế trong 2 năm đầu tiên của đại dịch - nhưng Việt Nam đã làm được kỳ tích này.
Bình luận 0

Ngay trong năm 2020, Việt Nam trở thành một nền kinh tế châu Á hiệu quả hàng đầu, một kỳ tích đạt được mà không có một quý hoạt động kinh tế nào bị thu hẹp trong thời điểm hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu phải vật lộn để đối phó với đại dịch.

Khi thế giới bước sang năm thứ ba kể từ khi đại dịch bùng phát, tăng trưởng Việt Nam tiếp tục vượt qua ước tính và hiện nay, quốc gia Đông Nam Á này là nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực. Theo ấn bản mới nhất của báo cáo e-Conomy SEA từ Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co, Việt Nam dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ, đạt 14 tỉ USD trong năm 2022 đoán sẽ có được tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái (GMV), đạt đến 23 tỉ USD.

Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Tech Wire Asia.

Báo cáo thường niên cung cấp những thông tin cập nhật về các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, đang được theo dõi trên sáu quốc gia - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Lần này, bản báo cáo thường niên dự đoán, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đang trên đà đạt 200 tỉ USD GMV trong năm 2022, sớm hơn ba năm so với dự đoán trong báo cáo đầu tiên, được chia sẻ vào năm 2016.

Đề cập đến những gì đang hình thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kỹ thuật số ở Việt Nam, bản báo cáo của Google, Temasek và Bain cho rằng, nguyên nhân chính là sự thâm nhập ngày càng tăng các hình thức thương mại điện tử trên khắp các khu vực thành thị và nông thôn cho các doanh nghiệp. Trên hết, cơ sở hạ tầng hậu cần kỹ thuật được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho những giao dịch thương mại điện tử trên toàn quốc và có một lực lượng kỹ thuật viên công chất lượng cao đáng chú ý đã thúc đẩy sự đổi mới của kinh tế số Việt Nam.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam được trao quyền để vận hành các hoạt động kinh doanh trực tuyến thông nhờ khả năng được cung cấp các giải pháp front-end và back-end kỹ thuật số và sự hỗ trợ chính sách từ chính phủ.

Trước đây theo truyền thống, Singapore và Indonesia là những điểm đến đầu tư chính, năm 2022 đã chứng kiến, Việt Nam và Philippines đang có sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư dài hạn, báo cáo e-Conomy lưu ý.

Chỉ riêng lĩnh vực thương mại điện tử, trong nửa đầu năm 2022, con số huy động vốn ước tính 230 triệu USD, dường như thành lĩnh vực yêu thích của các nhà đầu tư. Lĩnh vực truyền thông trực tuyến cũng chứng kiến một lượng đầu tư đáng kể, 190 triệu USD cho đến nay, e-Conomy SEA của Google, Temasek và Bain cho biết.

Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á chứng kiến sự gia tăng đáng kể về lượng người dùng internet. Trong số 460 triệu người dùng internet có 100 triệu người tham gia trực tuyến chỉ trong ba năm qua. Bản báo cáo lưu ý: "Việc áp dụng thương mại điện tử được chấp nhận rất cao đối với cả người sản xuất và tiêu dùng thành thị và ngoại ô, trong khi các lĩnh vực còn lại, các dịch vụ được cung cấp chủ yếu do những người sống ở khu vực thành thị sử dụng. Trên vùng ngoại ô, những lĩnh vực khác như giao thông vận tải, kinh doanh hàng tạp hóa, du lịch và âm nhạc theo yêu cầu vẫn còn non trẻ và có rất nhiều khoảng trống để tăng trưởng".

Theo nhận xét của báo cáo, điều đáng chú ý là thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng Đông Nam Á đang giảm dần trong những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô toàn cầu, thu nhập khả dụng giảm, giá cả tăng vọt và nguồn cung sản phẩm suy giảm. Hiện nay, các lĩnh vực kỹ thuật số như giao đồ ăn và truyền thông trực tuyến đang phải đối mặt với sự suy giảm nhu cầu sau giai đoạn cao điểm do đại dịch gây ra. Giao đồ ăn trở lại mức tăng trưởng theo xu hướng sau khi tăng gấp 3 lần trong đại dịch, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 14% GMV.

Một điểm sáng trong thương mại điện tử là lĩnh vực vận tải và du lịch trực tuyến đang kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ, sự tăng trưởng lần lượt là 43% và 115% so với cùng kỳ năm 2021, do nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hóa vượt quá mức năm 2019 sau đại dịch và du lịch quốc tế được nối lại.

Nhưng bản báo cáo của e-Conomy lưu ý, các lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với những cơn gió ngược như tăng giá nhiên liệu, thiếu hụt nguồn cung và tiếp tục hạn chế đi lại trong những hành lang có giá trị cao (ví dụ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng đang phải chịu giá cả tăng vọt. Với sự cẩn trọng cao của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, sự phục hồi dự kiến sẽ diễn ra chậm và sẽ mất nhiều năm để đạt mức năm 2019.

Thái Bằng (Theo Viettimes)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem