Việt Nam đứng đâu trong thị trường điện toán đám mây?

Ngọc Phạm Chủ nhật, ngày 16/04/2017 07:57 AM (GMT+7)
Đây là bảng xếp hạng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và Việt Nam có thứ hạng không tăng không giảm so với năm trước.
Bình luận 0

img

Điện toán đám mây là xu hướng của thế giới internet.

Theo nghiên cứu “Chỉ số sẵn sàng cho Điện toán Đám mây 2016 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” do Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng thứ 14, xếp ngay sau hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất châu Á là Ấn Độ (hạng 12) và Trung Quốc (hạng 13).

Hồng Kông đứng đầu danh sách này cũng là quốc gia có sự tăng trưởng mạnh nhất (tăng 4 bậc), theo sau lần lượt là Singapore, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Chỉ tính trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore còn có 4 quốc gia có thứ hạng cao hơn Việt Nam là Malaysia, Philippines, Thái Lan và Indonesia.

Theo đánh giá của Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á, trong khi Việt Nam đã cải thiện thứ hạng về chất lượng băng thông rộng, chính sách, bảo mật, môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tự do thông tin, nhưng những cải tiến này chỉ mới theo kịp khu vực, dẫn tới thứ hạng chung không tăng và cũng không giảm. Báo cáo cũng nhắc tới những đột phá của Việt Nam như xây dựng thành phố thông minh ở Đà Nẵng, khu công nghệ cao ở Q.9, TP.HCM.

img

Bảng xếp hạng các quốc gia về điện toán đám mây.

Ở Nhật Bản, Internet Initiative Japan là đơn vị đã đặt nền móng cho Internet và mang đến dịch vụ kết nối Internet thương mại đầu tiên tại quốc gia này. Đây cũng là “cha đẻ” cho dịch vụ điện toán đám mây mang tên IIJ GIO Cloud (Grand IT On-Demand Cloud) được triển khai thành công tại 22 quốc gia trên toàn cầu, và dẫn đầu tại thị trường Nhật Bản trong nhiều năm qua.

Tại Việt Nam, thị trường điện toán đám mây cũng khá sôi động với nhiều tên tuổi lớn. Chẳng hạn mới đây, công ty viễn thông quốc tế FTI (thuộc FPT Telecom) đã ra mắt dịch vụ điện toán đám mây hợp tác với IIJ mang tên FPT HI GIO Cloud. Đây là dịch vụ trong nước duy nhất hiện nay được tích hợp công nghệ và quy chuẩn của IIJ, giúp người dùng khởi tạo máy chủ ảo, thiết lập tường lửa, cân bằng tải nhanh chóng.

Theo Nikkei Asian, các đối tác toàn cầu như IBM, Google, Symantec, Amazon, Oracle và Microsoft cũng đã tung ra dịch vụ đám mây và dịch vụ chung của mình tại Việt Nam, bằng cách hợp tác với các công ty viễn thông trong nước và sử dụng cơ sở hạ tầng băng thông rộng di động.

Điện toán đám mây: cũ người, mới ta

Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud Computing) không quá xa lạ trong nền công nghệ hiện đại, nhưng để tận dụng được...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem