Việt Nam phát triển sẽ là cứu tinh hay đối thủ cho Trung Quốc?

Đại Dương (theo Sina) Chủ nhật, ngày 24/02/2019 15:29 PM (GMT+7)
Sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là những ngành công nghiệp nhẹ, mang tới cơ hội nhưng cũng là những thách thức rất lớn cho Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh mà những nghành nghề cần nhiều nhân công ở nước này phải di chuyển vào nội địa hoặc ra nước ngoài...
Bình luận 0

Trung Quốc là “công xưởng thế giới” lớn nhất, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu hàng gia dụng tiêu dùng. Chẳng hạn như Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối trong ngành dệt, quần áo, túi xách, giày dép...

Nhưng hiện nay, theo sự điều chỉnh kết cấu công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là dưới sự thúc đẩy không ngừng của chiến lược “đằng lung hoán điểu” của các tỉnh duyên hải, không ít ngành nghề chế tạo dùng nhiều nhân công hoặc phải chuyển vào các tỉnh lục địa có chi phí nhân công thấp hơn hoặc chuyển ra nước ngoài. Trong đó, nước láng giềng Việt Nam nằm ở Đông Nam Á là một địa điểm rất hấp dẫn di chuyển.

img

Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26.12.2018 đưa tin: Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường đã phát biểu trong cuộc họp báo rằng sản phẩm dệt may Việt Nam năm 2018 đã xuất khẩu đạt kim ngạch 3,6 tỷ USD, tăng trưởng 16%.

Con số này cho thấy Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Chủ tịch công ty Hoa Phù Thời Quang Tôn Vĩ Đĩnh cũng nói Việt Nam là một đầu cầu của sáng kiến vành đai và con đường mà ngành dệt may Trung Quốc không thể không thiết lập: “Doanh nghiệp Trung Quốc muốn lớn mạnh cần đi hai con đường: một là lợi dụng ưu thế thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc đang trong quá trình gia tăng chi tiêu để phát triển sản nghiệp. Một đường khác là đi ra thị trường toàn cầu”.

Gần đây, Hoa Phù tuyên bố sẽ đầu tư 2,5 tỷ nhân dân tệ tại tỉnh Long An của Việt Nam để xây dựng dự án có công suất 500.000 cuộn sợi mỗi năm. Đây là giai đoạn 1 trong quy hoạch dự án quy mô 1 triệu cuộn sợi.

Nửa cuối năm ngoái, trong nhiều hội nghị công tác kinh tế, Trung Quốc đều nhấn mạnh “ngành sản xuất cần phát triển chất lượng cao” và “kết hợp sản xuất tiên tiến với dịch vụ hiện đại”. Có đánh giá rằng sẽ ngày càng có nhiều ngành sản xuất dựa vào chi phí nhân công thấp làm ưu thế cạnh tranh sẽ phải đối mặt với yêu cầu phải phát triển kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng hoặc di dời vào các tỉnh nội địa hoặc ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, thậm chí có khi phải lựa chọn đóng cửa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem