Việt Nam thả muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết

Thứ sáu, ngày 05/04/2013 18:30 PM (GMT+7)
Dân Việt - GS.TS Nguyễn Trần Hiển- Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, khoảng 200.000 con quăng (ấu trùng của muỗi) vừa được chủ động thả trên đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa.
Bình luận 0

Số con quăng này sẽ được thả trong vòng 12 tuần tại hơn 800 hộ dân để chúng nở thành muỗi mang vi khuẩn Wolbachia.

Theo GS Hiển, Wolbachia là vi khuẩn nội bào tồn tại tự nhiên trên hơn 70% loài côn trùng trên trái đất (bướm, bọ rầy, kiến, nhện...). Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia có thể gây ức chế khả năng phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi, từ đó giảm nguy cơ lây lan dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng.

Nếu quần thể muỗi mới thay thế hoàn toàn quần thể muỗi trong tự nhiên thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Cũng theo GS Hiển, trước khi thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia các cán bộ dự án thường xuyên tự nguyện cho loài muỗi này đốt, ăn máu. Kết quả xét nghiệm huyết thanh cho thấy, việc cho muỗi đốt là an toàn.

Đây là lần đầu tiên ngành y tế triển khai hoạt động thay thế quần thể muỗi tự nhiên bằng một quần thể muỗi mới có khả năng giảm sự lây nhiễm virus Dengue truyền bệnh sốt xuất huyết sốt xuất huyết trong muỗi vằn Aedes Aegypt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem