Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại Toạ đàm Dự thảo Thông tư quy định về phát triển hạ tầng thương mại do Báo Công Thương tổ chức chiều 18/7 tại Hà Nội, đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định mục tiêu của việc soạn thảo thông tư về hạ tầng thương mại sẽ không phát sinh một thủ tục hành chính nào, mà chỉ là một tiêu chí để tham khảo cho các địa phương đang trong giai đoạn triển khai Luật Quy hoạch.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục rà soát những câu từ nhiều nghĩa, đa nghĩa, ngay lập tức phải chỉnh sửa, thay thế bằng từ ngữ khác, quy định khác cho phù hợp, tránh gây hiểu nhầm.
Bà Nga nêu: "Ví dụ, vừa rồi báo chí đưa ý kiến của một số các chuyên gia về thông điệp về 500 m phục vụ cho người tiêu dùng đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi đã gây hiểu nhầm và gây ra sự bức xúc trong dư luận".
Đại diện Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh: "Chúng tôi xin rút kinh nghiệm việc này và sớm chỉnh sửa để làm nổi bật được cửa hàng tiện lợi thực sự tiện lợi cho người tiêu dùng và các chủ đầu tư thì sẽ được hưởng những cái ưu đãi đầu tư như thế nào".
Giải thích thêm về quy định cửa hàng tiện lợi chủ yếu phục vụ trong bán kính 500 m, bà Nga cho rằng, quy định chỉ nhằm làm rõ hơn tính tiện lợi của các cửa hàng tiện lợi này.
"Đó là nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận cửa hàng đó thì cửa hàng không được xa quá mà phải nằm trong bán kính 500 m trở xuống để làm sao người tiêu dùng có thể chỉ cần đi bộ thôi cũng đã tới được cửa hàng. Và cửa hàng này cũng có những tiêu chí về mở rộng thời gian để người tiêu dùng có thể tới tiếp cận được dễ dàng đó là được phép hoạt động 24/24 giờ. Đây là những điều mà những hệ thống như siêu thị, chợ truyền thống hay là các loại hình phần thương mại khác không được quyền lợi như thế này", đại diện Vụ Thị trường trong nước nêu.
Theo bà Nga, kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy hiện nay họ cũng đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được nâng cấp từ cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa của mình lên thành chuỗi cửa hàng tiện lợi để nhằm chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại cũng như là có được hàng hóa nguồn gốc xuất xứ, được cung cấp từ các nhà cung cấp theo chuỗi để bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao được dịch vụ cung cấp cho người dân theo hướng văn minh, hiện đại và hàng hóa luôn rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giá cả cạnh tranh. Đó là mục tiêu của chúng tôi khi nói về khoảng cách 500 m.
Tại Toạ đàm, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: Quy định cửa hàng tiện lợi bán cho khách trong phạm vi 500 mét, Tổ soạn thảo cần đưa ra câu từ cho phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp trong nước và với các nhà đầu tư quốc tế, phải xem xét cho hợp lý, phù hợp với điều kiện quản lý.
"Bất cứ văn bản nào đưa ra cũng phải hướng tới doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho doanh nghiệp phát triển, chứ không phải là kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp", bà Hậu nói.
Bà Hậu cũng phản hồi về những dư luận xung quanh quy định này, trong đó nhấn mạnh, việc đưa ra quy định 500m mục tiêu của Bộ Công Thương là sẽ có những quy định phù hợp cho sự phát triển tổng thể của mạng lưới bán lẻ, chứ không phải khách mua hàng ở xa 500m là không được mua hàng, đây là suy nghĩ tiêu cực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.