Vụ phá rừng ở Gia Lai: Gỗ cổ thụ bị hạ la liệt chưa đánh dấu

Lê Kiến Thứ sáu, ngày 29/12/2017 13:24 PM (GMT+7)
Ông Trương Vũ Cường – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai khẳng định: “Sẽ khởi tố vụ án, chuyển cơ quan điều tra làm rõ”. Mới đây, PV Dân Việt phát hiện thêm hàng loạt cây gỗ cổ thụ nghi bị “bỏ quên”.
Bình luận 0

Sẽ khởi tố vụ án, chuyển cơ quan điều tra

Chỉ cách TP.Pleiku (Gia Lai) hơn 25km, một vụ phá rừng quy mô rất lớn được phát hiện, đường vào rừng nằm lồ lộ cách trụ sở UBND xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh) chỉ hơn 2km. Sau khi Dân Việt phản ánh với loạt bài viết: “Kinh hoàng thấy rừng xanh tan nát”, UBND tỉnh Gia Lai đã có chỉ đạo gấp và các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra, truy quét gỗ lậu.

Liên quan vụ việc, Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Trương Vũ Cường – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Gia Lai). Ông Cường cho biết: Chi cục đã có báo cáo sơ bộ vụ việc lên UBND tỉnh. Bước đầu kiểm tra, phát hiện có 25 khối gỗ nằm ở 4 vị trí trong khu vực rừng giáp ranh giữa 2 huyện Chư Păh và Đắk Đoa, hiện trường có 19 gốc gỗ. Vụ việc vẫn đang được tiến hành kiểm tra, mở rộng phạm vi.

img

Cây gỗ cổ thụ 3-4 người ôm bị đốn hạ, gỗ vẫn còn tại rừng.

Theo ông Cường, vụ việc sẽ được làm rõ và xử lý trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức cụ thể tùy theo mức độ sai phạm. Quan điểm của tỉnh là làm kiên quyết, xử lý triệt để. Trước mắt, trách nhiệm rõ ràng là của chủ rừng Ban quản lý dự án 661 (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, đơn vị được UBND tỉnh giao quản lý trồng rừng), về mặt nhà nước là UBND các xã liên quan và kiểm lâm địa bàn. Hiện chủ gỗ là ai vẫn đang trong quá trình điều tra, chưa xác định được.

“Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan ban ngành đang củng cố hồ sơ, sẽ khởi tố vụ án, chuyển sang cơ quan điều tra”, ông Cường nói.

Phát hiện thêm hàng loạt cây gỗ cổ thụ nghi bị “bỏ quên”!

Liên quan đến vụ phá rừng được phát hiện tại xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh) và vùng giáp ranh đã được phản ánh, Dân Việt tiếp tục nhận được tin báo “ngoài những lóng gỗ được phát hiện, càng đi sâu trong rừng mới thấy gỗ bị phá kinh hoàng, những cây gỗ to vẫn còn chưa được kéo ra”. Từ thông tin đó, mới đây chúng tôi có chuyến xâm nhập sâu vào rừng.

Men theo những con đường rừng bị cày xới tan hoang, đường đi đến đâu thấy cảnh rừng bị đốn hạ, “xẻ thịt” đến đó. Có những vạt rừng tan nát, cây to, cây nhỏ ngã đổ đè nhau. Từ con đường chính, chúng tôi men theo những “đường xương cá” có dấu vết hãy còn mới và phát hiện cảnh tượng bàng hoàng: Hàng loạt cây gỗ cổ thụ to đùng bị đốn nằm ngổn ngang, có cây được cắt đầu đuôi thành những lóng gỗ dài 4-5 mét, có cây bị hạ vẫn còn nguyên tại hiện trường. Thậm chí có nhiều cây cổ thụ to 3-4 người ôm không xuể, dài 20-30 mét đã được cắt khúc khá vuông vức. Một số khu vực khác, những cây gỗ to nay chỉ còn trơ lại gốc.

img

Cây gỗ to được lâm tặc cắt thành khúc đang nằm tại rừng.

Điều khó hiểu là cách vị trí những cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ từ 10-40 mét có nhiều gốc gỗ có đánh dấu phấn của ngành kiểm lâm nhưng trên thân và gốc những cây chúng tôi mới phát hiện lại không thấy dấu kiểm tra nào. Liệu những cây gỗ này có bị ngành chức năng “bỏ quên”?

Sau khi nghe PV cung cấp những thông tin và hình ảnh về vụ việc mới phát hiện thêm này, ông Trương Vũ Cường – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế cho hay: Chi cục chưa nghe về vụ việc này và hứa sẽ cho người kiểm

Né báo chí hay tránh trách nhiệm?: Ngành chức năng và các địa phương khẳng định trách nhiệm chính để mất rừng thuộc về chủ rừng Ban QL Dự án 661 (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) quản lý. Tuy nhiên, PV nhiều lần đến liên hệ làm việc trực tiếp và qua điện thoại với Ban 661 để tìm hiểu sự việc đều bị Ban này “né” không tiếp cận.

tra lại.

Riêng thông tin “gần những cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ có nhiều gốc gỗ có dấu phấn kiểm tra của kiểm lâm nhưng trên những cây gỗ này lại không có, liệu có bị bỏ ngoài sổ sách?”, ông Cường nói: Có bỏ ngoài hay không thì chưa thể nói được, vụ việc cần phải kiểm tra cụ thể mới trả lời được. Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, mở rộng kiểm tra.

Một số hình ảnh Dân Việt mới ghi nhận được:

img

Cây gỗ to không có dấu kiểm tra của kiểm lâm, cách đó không xa một số gốc nhỏ khác lại có dấu kiểm tra.

img

 Gỗ to bị đốn hạ nằm ngổn ngang.

img

Gỗ được xẻ hộp vuông vức.

img

Một cây gỗ cổ thụ to lớn khác bị đốn hạ.

img

Khúc gỗ to bị cưa hạ chưa lâu.

img

Quá choáng ngợp với những cây gỗ to bị hạ không thương tiếc.

img

Cây gỗ dài hun hút được cắt thành 4 lóng dài 4-5 mét.

img

Cây gỗ bị cưa hạ thoi thóp sống, thân đã đâm chồi non.

img

Cây gỗ có dấu kiểm tra của kiểm lâm gần những cây gỗ to bị đốn hạ.

img

Những cây gỗ chỉ còn trơ gốc.

img

Rừng tan hoang.

img

Trong rừng, đường mở đến đâu rừng tan nát đến đó.

img

Cây gỗ có nu phình to rất đẹp bị hạ bên đường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem