Xác định giá đền bù khi thu hồi đất thế nào?

Thứ năm, ngày 10/11/2011 10:15 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Luật sư Hồng Bách (Văn phòng Luật sư Hồng Bách và cộng sự) giải thích rõ hơn về các quy định liên quan đến việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng.
Bình luận 0
img
 

Luật sư Hồng Bách cho biết:

Hàng năm HĐND cấp tỉnh đều thảo luận về khung giá đất, cây cối hoa màu và vật kiến trúc trên đất thuộc địa bàn tỉnh mình. Từ đó, UBND tỉnh ra quyết định về khung giá đền bù. Đây là giá đền bù đất, cây cối và vật kiến trúc của Nhà nước.

Theo quy định hiện hành, các dự án phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội công cộng, an ninh quốc phòng sẽ được áp giá đền bù của Nhà nước. Danh mục các hạng mục dự án công cộng cũng đã được Chính phủ ban hành.

Chẳng hạn như các dự án xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới, bến bãi đỗ xe và các dự án liên quan đến an ninh quốc phòng… Các dự án không thuộc các diện trên sẽ phải thỏa thuận giá với người dân trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, hiện có nhiều dự án khó phân định được rạch ròi như vậy. Trong trường hợp này thì căn cứ vào đâu để xác định giá đền bù?

- Đúng là có nhiều dự án ban đầu là mục đích công cộng nhưng sau đó được chuyển đổi. Thực tế có những dự án ban đầu là xây dựng khu công nghiệp hay bãi đỗ xe... nên đền bù cho dân với giá nhà nước. Nhưng sau đó người ta lại chia cho các doanh nghiệp bất động sản chia lô xây biệt thự, nhà liền kề để bán với giá cao. Như vậy, đáng lẽ người dân được đền bù theo giá thỏa thuận nhưng lại chỉ được nhận tiền theo giá nhà nước.

Ngay cả các dự án của các doanh nghiệp nhà nước xây dựng cũng cần xem xét từng trường hợp cụ thể. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Vì vậy cần xem, vốn nhà nước trong doanh nghiệp đó chiếm bao nhiêu, nếu trên 51% thì mới coi là doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí, ngay cả các dự án của doanh nghiệp nhà nước cũng cần xem xét các hạng mục dự án đó có phục vụ lợi ích công hay không. Nếu không thì vẫn phải thỏa thuận giá đền bù với dân.

Giá đền bù của Nhà nước thấp đang là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ khiếu kiện kéo dài. Theo ông, nên có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

- Giá của Nhà nước thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Chẳng hạn có trường hợp, giá đất bán trên thị trường là 7 triệu đồng/m2 nhưng giá Nhà nước quy định chỉ 200.000/m2.

Mấu chốt của vấn đề là phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Không ai khẳng định là sau một dự án công cộng thì người dân được nhận lại đất, tự nông dân đã xác định họ mất đất vĩnh viễn và họ không có phương tiện để mưu sinh nữa. Vì vậy, giải pháp cần thiết là Nhà nước khi xác định giá đền bù đất phải sát với giá thị trường thì người dân sẽ chấp hành, ủng hộ dự án.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem