Trong cuốn sách ảnh của mình, Hans Kemp gọi những chiếc xe gắn máy chở hàng là "taxi", bởi chúng trông như những chiếc xe tải với cồng kềnh hàng hóa đằng sau. Hóm hỉnh hơn, ông ví đây là "những chiếc taxi cuối cùng ở châu Á".
Dưới đây là những nhận xét của trang mạng Bid.de (Đức) về cuốn sách của ông:
"Không đâu nhiều xe cộ bằng Việt Nam, và hầu như, không nước nào có ít xe hơi hơn. Vì vậy, phần lớn các hàng hóa tới điểm đến trên xe hai bánh và trông chúng giống như xe tải.
Trong giờ cao điểm, hàng trăm nghìn chiếc taxi tải giật từng bước nhỏ trên các phố, như một cái chợ cuốn hằng tuần hôi hám. Các mũ bảo hiểm, hầu như không theo chuẩn nào. Chừng nào mà các xe gắn máy còn quá tải, thì mọi chuyện vẫn tốt đẹp. Tại sao mọi chuyện diễn ra xấu đi? Chính sự hỗn loạn khiến dòng chảy giao thông quá chậm, đến mức không có tai nạn lớn nào xảy ra nổi.
Hans Kemp - nhiếp ảnh gia kiêm chuyên gia châu Á này đã và đang sống ở TP.HCM (nơi có 7,1 triệu dân). Cuốn sách của ông: "Bikes of Burden" (tạm dịch: Gánh nặng của xe cộ), phản ánh mới nhất về xe cộ ở Việt Nam.
Gần đây, Hans ở TP.HCM và tiếp tục chu du khắp châu Á, tìm kiếm chất liệu cho cuốn sách mới.
Dưới đây là một số bức ảnh trong cuốn sách ảnh Bikes of Burden.
|
|
|
|
|
Phần lớn các phương tiện đều chở nặng hàng hóa nên di chuyển rất chậm. |
|
Nhiều tài xế rất liều lĩnh nhưng hiếm khi xảy ra chuyện gì tệ hại. |
|
Rõ ràng công việc ở Việt Nam không chỉ là điều khiển theo luật, mà còn theo cơ học. |
|
Giá không có những cái ổ gà.. |
|
Thư giãn bằng một điếu thuốc. Tại sao không? Những chú vịt xếp theo thế buộc ngược chân là cách giúp di chuyển qua mọi chỗ khó. |
|
Vì Việt Nam có rất ít xe hơi, xe tải thậm chí còn ít hơn, nên họ quen với vận chuyển trên xe gắn máy. |
|
Phi hành đoàn sặc sỡ này lại được bán ở chợ bằng tiền mặt. |
Theo Đất Việt
Vui lòng nhập nội dung bình luận.