10 cuốn sách thiếu nhi về đồng tính gây xôn xao nhất

Thứ bảy, ngày 06/06/2015 08:26 AM (GMT+7)
Mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối thế nhưng 10 cuốn sách này đã và đang góp phần làm thay đổi nhận thức của trẻ em trên toàn thế giới về sự đa dạng tính dục trong cuộc sống.
Bình luận 0

Trong văn chương nói chung và trong thể loại sách thiếu nhi nói riêng đều thiếu sự đa dạng về các tuyến nhân vật. Những nhân vật thường thấy phần lớn đều là người dị tính.

Chính vì thế, Kendrick Daye và Myles E. Johnson đã cho ra đời dự án sách Large Fears (Những nỗi sợ lớn) và giới thiệu đến các độc giả nhân vật Jeremiah Nebula - một cậu bé đồng tính da màu. Dù hai tác giả không nói thẳng điều đó mà chỉ đề cập rằng Jeremiah là một cậu bé thích màu hồng nhưng họ cũng nói rõ "đây là một nhân vật luôn thách thức vai trò của giới tính, chính trị sắc tộc, xu hướng tính dục cũng như những nỗi sợ riêng của chính mình".

img

Câu chuyện của Jeremiah tiếp nối lịch sử hơn 30 năm của những nhân vật LGBTQ trong sách thiếu nhi. Mặc dù các tác phẩm này vẫn còn nghiêng về yếu tố hình ảnh thế nhưng chúng đã mang đến rất nhiều bài học bổ ích và giản dị về tình cảm gia đình. Không chỉ vậy, chúng còn giúp nối kết trẻ em với người LGBT, giúp các em học được những bài học về lòng vị tha và sự đa dạng trong cuộc sống..

Jenny Lives with Eric and Martin (Jenny sống với Eric và Martin)

Tác giả: Susanne Bsche (1981)

img

img

Đây được xem là cuốn sách ảnh đầu tiên đề cập đến các nhân vật đồng tính. Jenny Lives with Eric and Martin có xuất xứ tại Đan Mạch, kể về câu chuyện của hai người đàn ông cùng nuôi dạy một cô con gái tên Jenny trong khi mẹ ruột của cô bé chỉ thỉnh thoảng đến thăm nom. Như những tác phẩm dành cho thiếu nhi khác, cuốn sách chỉ đề cập đến những vấn đề đơn giản như xếp quần áo hay tổ chức tiệc sinh nhật. Tuy nhiên, những nhân vật trong truyện cũng phải đối mặt với những lời kỳ thị, dèm pha của một người lạ mặt gặp trên đường.

Heather Has Two Mommies (Heather có hai người mẹ)

Tác giả: Lesléa Newman và Diana Souza (1989)

img

img

Tương tự câu chuyện của Bösche, cuốn sách này cũng đề cập đến một cô bé sống cùng các phụ huynh đồng tính. Điểm mới mẻ của quyển sách nằm ở cuộc thảo luận diễn ra tại nhà trẻ của Heather. Đó là cuộc thảo luận về cấu trúc của những gia đình khác nhau. Cuốn sách này đã gây chấn động nước Mỹ và nhiều tác phẩm nhái đã liên tiếp ra đời. Ngay cả show truyền hình ăn khách The Simpsons cũng giới thiệu một tập phim với tên gọi Bart Has Two Mommies.

Asha’s Mums (Những người mẹ của Asha)

Tác giả: Rosamund Elwin, Michele Paulse và Dawn Lee (1990)

img

img

Asha có một tờ giấy xin phép cần mẹ ký tên nhưng cô bé lại không biết tên hỏi xin người mẹ nào. Trong khi Heather may mắn có được một nhóm bạn rất cởi mở thì Asha lại phải đối mặt với một môi trường ít thân thiện hơn. Đây là câu chuyện dành cho những gia đình không đáp ứng đúng yêu cầu của hệ thống giáo dục bấy giờ. Bên cạnh đó, việc nhân vật Asha là một cô bé Canada gốc Phi cũng là một bước tiến mới vào thời điểm ấy.

Daddy’s Roommate (Bạn của bố)

Tác giả: Michael Willhoite (1991)

img

img

Cuốn sách này từng được đề cập vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2008 nhằm "vạch trần" Sarah Palin. Năm 1995, khi Palin còn là một cố vấn, bà từng kêu gọi tẩy chay quyển sách này ra khỏi các thư viện công cộng vì truyện kể về các nhân vật đồng tính. Truyện bắt đầu bằng một cuộc ly dị và sau đó, cũng đề cập đến quan hệ tình cảm của người cha và người bạn chung nhà cũng là bạn trai của ông. Quyển sách đã mang đến một thông điệp rõ ràng rằng: "Đồng tính cũng chỉ là một dạng của tình yêu".

King & King (Vua & Vua)

Tác giả: Linda De Haan và Stern Nijland (2002)

img

img

img

Được xuất bản lần đầu ở Hà Lan, cuốn sách kể về một choàng tử trên đường tìm kiếm người vợ để thỏa lòng mong mỏi của mẹ. Tuy nhiên, nhân vật này nói: "Ta chưa bao giờ quan tâm đến các nàng công chúa" và cuối cùng đã phải lòng một hoàng tử khác. Cả hai sau đó cùng lên ngôi vua và kết thúc câu chuyện bằng một nụ hôn đồng tính. Chính vì lý do đó mà ngay sau khi ra đời, cuốn sách đã nhận được không ít phản hồi tiêu cực cũng như hàng loạt yêu cầu cấm xuất bản.

One Dad, Two Dads, Brown Dad, Blue Dads (Một bố, Hai bố, Bố Nâu, Bố Xanh)

Tác giả: Johnny Valentine và Melody Sarecky (2004)

img

img


Thay vì tập trung vào một câu chuyện, cuốn sách này lại nói về hai gia đình hoàn toàn khác nhau. Trong đó, “xanh” được dùng để hàm ý “đồng tính” nhằm giúp các em nhận ra rằng mọi màu da, mọi giới tính đều bình đẳng như nhau.

And Tango Makes Three (Và Tango làm nên ba người)

Tác giả: Justin Richardson, Peter Parnell và Henry Cole (2005)

img

img

Đây là câu chuyện cảm động về hai chú chim cánh cục đực không con được một nhân viên vườn thú trao tặng một chú chim non tên Tango. Câu chuyện lấy cảm hứng từ cặp chim đồng tính có thực ở Central Park Zoo. Tuy hình ảnh động vật luôn được dùng để đề cập đến các vấn đề nhạy cảm nhưng cuốn sách cũng gặp không ít tranh cãi. Singapore đã cấm lưu hành quyển sách này vào năm ngoài. Không chỉ vậy, quyển sách còn đứng thứ ba trong danh sách "Những cuốn sách phiền toái nhất thế kỷ 21" của ALA.

10,000 Dresses (10.000 váy đầm)

Tác giả: Marcus Ewert và Rex Ray (2008)

img

img

Bailey là một cậu bé đêm nào cũng mơ ước được mặc váy và gia đình cậu đã ra sức ngăn cản điều đó. Mong ước của cậu chỉ thành hiện thực khi cậu phát hiện ra tài may vá của người bạn Laurel. Câu chuyện của Bailey góp phần phá vỡ quy chuẩn về nhân vật đồng tính trong truyện và giới thiệu một khía cạnh khác của cộng đồng LGBTQ.

My New Mommy (Mẹ mới của tôi)

Tác giả: Lilly Mossiano và Sage Mossiano (2012)

img

img

Câu chuyện kể về cô bé Violet 4 tuổi cùng quá trình chuyển giới của bố cô. Cũng như Daye và Johson, Mossiano cũng mệt mỏi với sự thiếu vắng sách dành cho trẻ em về vấn đề này nên cô đã tự mình viết truyện. Cô thử thách chính mình để giới thiệu một tác phẩm dễ hiểu và phù hợp với các độc giả nhí nhưng vẫn giữ được mục đích chính của mình.

Call Me Tree (Gọi tôi là cây)

Tác giả: Maya Christina Gonzalez (2014)

img

img

Gonzalez cũng bức khỏi hình ảnh thường thấy khi nói về “bố mẹ đồng tính” và giới thiệu một nhân vật mới gây nhiều thắc mắc và tranh cãi. Đây là quyển thứ ba trong bộ sách của cô được viết với mục đích "phá vỡ những quan điểm thường thấy về nam-nữ".

Morris Micklewhite and the Tangerine Dress (Morris Micklewhite và chiếc váy màu cam)

Tác giả: Christine Baldacchino và Isabelle Malenfant (2014)

img

img

img

Cũng như Bailey, Morris cũng có khuynh hướng chuyển giới. Cậu rất thích bộ váy màu cam như trong tựa đề sách và đã bị bạn bè trêu chọc đến nỗi cậu phát bệnh vì sợ sệt. Mặc dù vào cuối truyện, cậu bé đã giành lại phần thắng nhớ trí tưởng tượng của mình nhưng chiến thắng thật sự nằm ở chổ quyển sách đã có thể đề cập đến nạm bắt nạt đang diễn ra trên thực tế đối với những đứa bé như Morris.
Toàn Tăng (Theo Một Thế Giới/Huffington Post)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem