3 chính sách đối ngoại ông Biden sẽ phải thực hiện trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên

Trí Phạm Thứ năm, ngày 19/11/2020 13:01 PM (GMT+7)
Sẽ có nhiều việc phải làm trong chính sách đối ngoại và đối nội của nước Mỹ đối với ông Joe Biden sau khi chính thức tiếp nhận Nhà Trắng.
Bình luận 0
3 chính sách đối ngoại ông Biden sẽ phải thực hiện trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden.

Đối sách với các nước Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên; gia nhập lại thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris; diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn nước Mỹ. Còn đó những phân hóa sâu sắc của nước Mỹ hậu bầu cử và sự chia rẽ trong Thượng Viện và Hạ Viện. Sẽ xuất hiện nhiều rào cản khó khăn đối với tân chính quyền trong việc xử lý các thách thức về an ninh đối với nước Mỹ.

 Xuất hiện nhiều cản trở làm ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông Biden vào ngày 20/01/2021 với các chủ trương phá rối của Đảng Cộng Hòa cùng với việc Donald Trump đang tiến hành các hoạt động pháp lý để không công nhận kết quả bầu cử, đồng thời ông đang tiến hành bãi miễn các lãnh đạo cấp cao trong thời gian qua chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ông Joe Biden sau khi kế nhiệm.

Tuy nhiên, có một vài việc mà Chính quyền của ông Joe Biden vẫn có thể thực hiện thành công trong 100 ngày đầu tiên theo đúng định hướng các cam kết khi tranh cử để đưa nước Mỹ quay trở lại vị thế lãnh đạo thế giới, hàn gắn lại các mối quan hệ quốc tế và với các đồng minh thân thiết. 

Ông Biden có thể lựa chọn thực hiện 03 nhiệm vụ để củng cố các mối quan hệ của Mỹ với thế giới trong Quý I/2021 đó là tái cam kết nước Mỹ tham gia có trách nhiệm hơn trong bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy các quy tắc pháp lý quốc tế. Tất cả các vấn đề có liên quan đều sẽ nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Hủy bỏ lệnh cấm thị thực của Trump và các biện pháp trừng phạt đã áp dụng đối với nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và bổ nhiệm một luật gia có kinh nghiệm và được tôn trọng vào vị trí quản lý Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ (GCJ).

Tháng 6/2020, Chính quyền Trump quyết định áp đặt lệnh cấp lưu hành đối với bà Fatou Bensouda, Công tố viên hàng đầu của Tòa án The Hague và các thành viên trong tổ công tác và không cho nhập cảnh vào nước Mỹ. Để trả đũa cho việc bà Bensouda yêu cầu ICC chính thức mở cuộc điều tra về tội phạm chiến tranh tại Afghanistan trong đó bao gồm lực lượng lính Mỹ. Đây là một vết nhơ của chính quyền Trump trong thực thi công lý quốc tế. Trong Quy chế của Rome đã thiết lập ICC là Tòa án Quốc tế để xử lý tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội ác diệt chủng và xâm lược được trực tiếp tạo ra bởi các Công tố viên Mỹ tại Phiên tòa Nuremberg xét xử các quan chức Đức Quốc xã ở Đức sau thế chiến thứ II.

Để gây dựng lại hình ảnh, Chính quyền của ông Biden sẽ không can thiệp vào những quy tắc được hình thành từ lâu của ICC, tránh xa việc nhắm mục tiêu vào những người đã được các tổ chức quốc tế như ICC thuê để thực thi công lý trên toàn thế giới. Phục hồi thị thực thông hành và những quyền được bảo vệ cho nhân viên ICC theo Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, bình thường hóa quan hệ với văn phòng của bà Bensouda là việc cần thiết để ông Biden chứng minh với hơn 120 quốc gia đã ký kết Quy chế Rome rằng Hoa Kỳ tôn trọng quyết định của các quốc gia có chủ quyền đối với tòa án.

Để đảm bảo nước Mỹ có thể nắm rõ những hành động pháp lý của ICC trong công tác điều tra ở Afghanistan, Mỹ cần có mối quan hệ bền vững và thiết lập kênh đối thoại tốt với Tòa án The Hague. Điều này yêu cầu GCJ phải bổ nhiệm một người có kiến thức và kinh nghiệm về luật, đủ khả năng vượt qua các áp lực chính trị. Việc tạo ra mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo của GCJ với ICC và các Tòa án quốc thế khác là điểm mấu chốt quan trọng đối với vai trò trong mạng lưới an ninh quốc gia của Mỹ để gây ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến tư pháp quốc tế. Sau 4 năm, dưới sự điều hành của Trump, Mỹ đã bỏ qua vấn đề nhân quyền và công lý quốc tế, sẽ có nhiều ứng cử viên trong và ngoài chính phủ sẵn sàng tiếp quản vị trí này để dẫn dắt phục hồi sự ủng hộ của Mỹ đối với công lý quốc tế. Bất kể ai tiếp quản công việc này, cũng cần phải hiểu rằng họ sẽ cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia quen thuộc và am hiểu sâu sắc với các vấn đề ở Afghanistan để giải quyết những tồn tại bấy lâu nay ở đây.

Thứ hai: Bổ nhiệm quan chức ngoại giao để làm đại diện cho Mỹ tại Liên Hợp Quốc thay vì một chính trị gia.

Những Tổng thống thành công trước đây của Mỹ đều xử lý các công việc quan trọng hàng đầu và là nhà tài trợ chính các nguồn kinh phí lớn cho hoạt động của Liên Hợp quốc. Để có thể xử lý tốt các vấn đề nóng hiện nay của thế giới như chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh Covid-19 toàn cầu và ứng biến linh hoạt với các đối thủ chính của nước Mỹ trong Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc là Nga và Trung Quốc, khẳng định vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, là một người có kinh nghiệm trong hoạt động chính trị, ông Biden có thể lựa chọn người Đại diện cho Mỹ tại Liên hợp quốc từ danh sách các nhà ngoại giao cấp cao hiện có. Việc thăng chức cho một nhân vật trong ngành ngoại giao sẽ tạo ra được 2 ý nghĩa quan trọng mà chính quyền Biden muốn gửi tới thế giới và nước Mỹ đó là: 1- Thể hiện sự mạnh mẽ của ông Biden đối với cam kết tái thiết lại ngành ngoại giao của nước Mỹ sau những tổn hại, xuống cấp nghiêm trọng dưới thời của ông Trump, 2- Chính quyền của ông quan tâm giải quyết đến bình đẳng giới, sắc tộc và lắng nghe những lời khuyên của ban cố vấn để tạo ra các thay đổi chính xác bằng việc bổ nhiệm một trong những phụ nữ tài năng trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Mỹ cho công việc ở Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, một vấn đề cần phải đề cập đến đó là nếu Đảng Cộng hòa chiếm lĩnh Thượng viện thì sẽ có một cuộc chiến không khoan nhượng trong bổ nhiệm ghế đại diện ở Liên Hợp quốc của nước Mỹ.

Thứ 3: Gia nhập lại Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc và tham dự các buổi họp hội đồng thường niên với tư cách người bảo vệ nhân quyền.

 Chính quyền Trump hai năm trước đã rời khỏi hội đồng khi cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào một tổ chức mà họ không thể thống trị. Nikki Haley, Đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc thời điểm đó đã phát biểu Hội đồng được điều hành bởi những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền những người thường xuyên tuyên bố thiên vị chống lại nước Mỹ. Chính quyền của Tổng thống George W. Bush cũng đã làm điều tương tự và tẩy chay Hội đồng vào năm 2006. Đối lập với Trump, Ông Biden lựa chọn quay trở lại cuộc chơi bằng cách gia nhập lại các tổ chức của thế giới và từ đó tạo ra ảnh hưởng, đưa nước Mỹ trở lại vị thế lãnh đạo thế giới theo đúng cam kết khi tranh cử và trước mắt chính là việc gia nhập trở lại Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, đây là việc làm dễ dàng và chắc chắn nhận được sự hoan nghênh của các đồng minh, dần từng bước tạo ảnh hưởng sâu rộng về chính trị của Mỹ trên toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem