12 năm kinh doanh tại
Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh và ổn
định, đặc biệt ba năm qua, dù kinh tế khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Dinh dưỡng
Nông nghiệp Quốc tế (ANCO) vẫn đạt mức doanh thu tăng trưởng mạnh. Song, mới
đây ANCO đột ngột thông tin bãi nhiệm Tổng giám đốc vì đang đứng trước nguy cơ
"mất trắng" toàn bộ công việc kinh doanh.
![Hàng hóa tại Cty Anco. Hàng hóa tại Cty Anco.](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-12-03/1434775889-a3eanco--01.jpg)
Hàng hóa tại Cty Anco.
Khi tổng giám đốc mở
công ty riêng
Việc
ANCO gởi thông báo về việc bãi nhiệm tổng giám đốc đương nhiệm, ông Thân Trung
Tín là nhiều người nhạc nhiên. Ông Yew Kean Lai, Chủ tịch HĐQT ANCO cho biết, công
ty đang có những mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ. Đặc biệt, gần đây công ty phải
trải qua một giai đoạn đầy thử thách do một số hiện tượng cạnh tranh không bình
đẳng, không lành mạnh từ Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi RICO.
Đối thủ cạnh
tranh này khiến sản lượng tiêu thụ của Anco sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các
năm trước. Cụ thể, tính đến tháng 10/2013 sản lượng tiêu thụ của Anco chỉ bằng
79% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt ở khu vực Đồng Nai chỉ bằng 56%.
Làm
thế nào để một công ty mới ra đời có thể “áp đảo” một công ty đang nắm giữ thị
trường như thế? Lời giải nằm ở việc hàng chục đại lý lớn đã đồng loạt ký vào
đơn kiến nghị về tình trạng bị chính nhân viên bán hàng của ANCO, dùng nhiều
cách khác nhau ép buộc phải kinh doanh sản phẩm RICO.
Họ cho rằng, rất nhiều
“người nhà” của ANCO đã thẳng tay đàn áp những ai không chịu kinh doanh sản phẩm
RICO, dẫn đến hàng loạt mất mát: doanh số sụt giảm mạnh, tiền vay ngân hàng ứng
trước cho các điểm bán đang không thu hồi được và nguy cơ mất trắng toàn bộ
công việc kinh doanh.
Doanh
số ANCO liên tục tuột dốc không phanh, đẩy hàng loạt người lao động vào tình
hình khốn khó và làm cho hệ thống chăn nuôi của người nông dân sử dụng nguyên
liệu đầu vào của ANCO đứng trước khả năng bị ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
nghiêm trọng.
Cạnh tranh không lành
mạnh
Câu chuyện bắt đầu từ rất
lâu, khi mà ông Thân Trung Tín được cử sang Malaysia để học nghề dưới sự hướng
dẫn của ông Yew Kean Lai để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi. Mối quan hệ
thân tình bắt nguồn từ đó, dẫn đến sự hợp tác ra đời của công ty ANCO.
12 năm hợp
tác theo công thức phía Malaysia đầu tư 60% và nắm giữ phần kỹ thuật sản xuất,
nguyên liệu đầu vào. Còn phía Việt Nam chiếm 40% cổ phần để lo phần kinh doanh
và quản trị nhân sự. ANCO phát triển nhanh và mạnh nhờ sản phẩm tốt và giá phù
hợp với tất cả người chăn nuôi Việt Nam.
Cho đến một ngày, phía
Malaysia phát hiện ra ông Thân Trung Tín – vốn đang giữ chức tổng giám đốc của
công ty đã âm thầm cùng rất nhiều cộng sự của mình xây dựng một công ty riêng
mang tên RICO. Để xây dựng một nhà máy, thời gian phải lên đến hai năm, nhưng mọi
việc diễn ra rất lặng lẽ với một kế hoạch “đánh úp” khi xây dựng xong.
Một khối
lượng tiền khổng lồ được chuyển từ các thành viên ANCO để góp vốn xây dựng RICO.
Người nhà của các lãnh đạo ANCO bắt đầu nắm giữ những vị trí chủ chốt của RICO.
Một số cán bộ chủ chốt của bộ phận kinh doanh bắt đầu rời đi để vận hành RICO,
rồi hàng loạt nhân viên kinh doanh của ANCO dưới quyền của ông Thân Trung Tín
tuy vẫn lãnh lương của ANCO nhưng lại bắt ép các đại lý chuyển sang kinh doanh
sản phẩm của RICO.
Ông
Yew Kean Lai đã nộp đơn cùng tất cả các bằng chứng về việc cạnh tranh không
lành mạnh này đến công an Đồng Nai và những cơ quan chức năng khác. Ông cũng đã
gởi đơn kêu cứu đến Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TP.HCM để tìm kiếm sự hỗ trợ
để ổn định công ty.
Đạo đức kinh doanh ở
đâu?
Câu
chuyện của ANCO làm nhiều người nhớ lại chuyện các doanh nghiệp bị thiệt hại vì
chính "đối thủ trong nhà" như vậy. Ông Chung Văn Đạt, Giám đốc Công
ty TM-DV Tân Châu, cho biết, Tân Châu từng khốn đốn khi Phó tổng giám đốc đột
ngột nghỉ việc và lập công ty riêng kinh doanh cùng lĩnh vực với Tân Châu.
Vị
phó này không chỉ lôi kéo nhiều khách hàng, đơn hàng, mà còn kéo theo cả đội
ngũ nhân sự là trưởng, phó các phòng, ban cùng các nhân viên giỏi của Tân Châu.
Rùm beng hơn là vụ Tập đoàn Hoa Sen (HSG) khởi kiện ông Phạm Văn Trung, nguyên
Tổng giám đốc của HSG khi ông Trung chuyển sang làm Tổng giám đốc của Công ty
CP Thép Nam Kim - NKG- một công ty đối thủ của Tôn Hoa Sen và đã gây thiệt hại
rất lớn về kinh doanh cho Tôn Hoa Sen.
Một
chuyên gia tư vấn tái câu trúc và quản trị chiến lược doanh nghiệp cũng cho rằng:
“Dù với bất cứ lý do gì, việc các CEO, Tổng
giám đốc đóng góp hoặc mở công ty cùng
lĩnh vực với công ty mình là thiếu đạo đức kinh doanh. Ở nhiều quốc gia khác,
việc cạnh tranh không lành mạnh như vậy có thể bị truy tố trước pháp luật vì tội
đánh cắp thông tin công nghệ, bí quyết kinh doanh và bị toàn xã hội chỉ trích”.
P.V (P.V)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.