'Tay to' nhập cuộc chơi truyền hình trả tiền, nông dân có lợi?

Chủ nhật, ngày 16/03/2014 06:39 AM (GMT+7)
Thị trường truyền hình trả tiền (THTT) có thêm những gương mặt mới: Viettel, FPT và tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Bình luận 0
Khách hàng dang chờ xem “cuộc chiến” mới, từ giá cả cho dến nội dung dể lựa chọn. Các nhà cung cấp dịch vụ THTT dang “nghiêng ngó” đối thủ, tung chiêu giành giật từng khách hàng…

Điểm chung của các tên tuổi mới là sở hữu hạ tầng viễn thông lớn của Việt Nam.

Người dân dang chuyển dần sang sử dụng THTT dể hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. Trong ảnh: người dân xã dảo Long Sơn (Vũng Tàu) vẫn xem truyền hình bằng ăngten truyền thống và bằng chảo. Ảnh: Minh Phúc
Người dân đang chuyển dần sang sử dụng THTT để hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. Trong ảnh: người dân xã đảo Long Sơn (Vũng Tàu) vẫn xem truyền hình bằng ăngten truyền thống và bằng chảo. Ảnh: Minh Phúc

Người mới: lực lượng dã sẵn…

Tháng 4.2013, tập đoàn Viễn thông Quân dội (Viettel) được cấp giấy phép khai thác truyền hình cáp.

Lúc dó, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn giữ chức Phó Tổng giám đốc Viettel (nay lên tổng giám đốc) đã tuyên bố: “Đúng một năm sau, Viettel sẽ cung cấp dịch vụ này”.

Với kỷ luật quân đội và sở hữu hạ tầng cáp quang “đến tận hiên nhà” của người tiêu dùng với chiều dài hơn 200.000km cũng như đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên đang hoạt dộng dến từng làng xã heo hút, người ta tin Viettel “nói được, làm được”.

Tuyên bố là vậy nhưng đến nay, Viettel vẫn “im hơi lặng tiếng” về thời điểm công bố dịch vụ. Một nguồn tin từ Viettel úp mở thời điểm khai trương dịch vụ cũng như giá cả khi cho biết, cũng có thể là tháng 3, có khi là tháng 4 sẽ hoạt động, còn về giá cả hiện vẫn chưa dược lãnh đạo tập doàn phê chuẩn.

Một nguồn tin khác cho hay, ban dầu Viettel dự tính tháng 3 sẽ khai trương dịch vụ nhưng vì các đối tác (cũng là đối thủ) không muốn chia sẻ nội dung nên có thể tháng 4 mới chính thức hoạt dộng.

Tháng 8.2013, FPT Telecom dược cấp phép kinh doanh truyền hình cáp. Tháng 10.2013, FPT Telecom dã tiến hành thử nghiệm tại Bình Dương cho 200 khách hàng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng giám đốc FPT Telecom, trong quý 2 năm nay, FPT sẽ triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền bằng công nghệ số tại các tỉnh/thành: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hoà, Lâm Đồng và Đăk Lăk, các tỉnh/thành còn lại bằng công nghệ analog.

Ông Linh cho biết, truyền hình cáp là phương thức truyền dẫn cố dịnh nhưng FPT Telecom sẽ nghiên cứu các công nghệ mới để người dùng có thể theo dõi trên nhiều thiết bị khác nhau như smartphone, tablet... trong khi di chuyển.

MyTV dã có hàng triệu thuê bao nhưng chưa hấp dẫn thị trường vì vướng vào những vấn dề kỹ thuật. Chính vì lý do này mà VNPT dã nhắm dến THTT bằng công nghệ cáp. Cùng với Viettel, VNPT hiện nay đang sở hữu hạ tầng cáp quang khá mạnh nhưng chưa khai thác đúng với năng lực của nó, cộng vào đó, đội ngũ am hiểu kỹ thuật có mặt tại 63 tỉnh/thành... là những điều kiện dể VNPT tham gia truyền hình cáp.

VNPT chưa có giấy phép chính thức nhưng theo một chuyên viên của bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT), bộ đã đồng ý về nguyên tắc cấp phép cho tập đoàn này.

Người cũ... “tiên hạ thủ”

Khi biết các gương mặt mới chuẩn bị hoạt động, những thương hiệu của THTT đã quen thuộc với người dùng THTT như: K+, VTVCab, SCTV, HTVC... công khai có, lặng lẽ có bắt đầu giảm giá cước, giảm giá set-top box, tăng kênh... để giữ chân khách hàng.

Từ ngày 8.3.2014, ông Cao Văn Liết, Tổng Giám đốc VSTV (sở hữu thương hiệu K+) cho biết, K+ điều chỉnh giá cước mới, không phụ thuộc vào thời gian đóng cước như trước dây. Gói Access+ có giá 85.000 đồng/tháng sau khi bổ sung chín kênh: HBO, Star Movies, Star Sports, Fox Sports, Eurosport, NGC, Animal Planet, Discovery và Fashion TV. Còn gói PremiumHD+ (từ hai gói Premium và HD+) có giá 220.000 đồng/tháng.

Song song dó, K+ còn giảm giá thiết bị đầu thu: đầu thu SD còn 990.000 đồng/bộ, trọn bộ đầu thu HD giá chỉ còn 1,8 triệu đồng/bộ. Ông Liết cam kết, các chương trình sản xuất trong nước như Bếp của mẹ, Đến từ sao Kim, Người truyền lửa... sẽ có phiên bản mới; các chương trình mua bản quyền sẽ có thêm nhiều nội dung hấp dẫn hơn, từ thể thao, cho đến phim truyền hình, phim diện ảnh…

Dù giá thuê bao gói analog được niêm yết công khai trên website dành cho dịa bàn Hà Nội là 109.000 đồng/tháng, thế nhưng nhân viên của SCTV tại Hà Nội đã chào mời khách hàng dùng với giá 69.000 đồng/tháng, ông T.Đ. Khang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho Thế Giới Tiếp Thị biết. “Dù dân Hà Nội không thường xuyên xem một số kênh truyền hình dịa phương các tỉnh phía Nam, nhưng cách tiếp thị của nhà dài này hay quá nên tôi đã dăng ký dùng thử trong ba tháng, nếu thích sẽ dăng ký tiếp”, ông Khang chia sẻ. SCTV cũng đang khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng dùng trọn gói: truyền hình cáp và internet.

Khi chọn một trong bốn gói internet, khách hàng sẽ được tặng kèm gói kênh analog hoặc HD, sử dụng internet với tốc dộ 2,5Mpbs và account truy cập wifi công cộng miễn phí (dành riêng cho TP.HCM).

Lo sợ dủ diều

Dù có nhiều yếu tố thuận lợi: có nhiều đối tác (SCTV, K+, VTV Cab), được quyền sản xuất nội dung... nhưng dài truyền hình Việt Nam (VTV) đã nhìn ra những mối nguy dến từ các ông trùm trong ngành viễn thông khi họ tham gia cuộc chơi.

Thông qua các dối tác như SCTV, VTVCab... VTV tìm dược ủng hộ của hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam khi gởi một văn bản cho bộ TT&TT cho rằng, các nhà kinh doanh viễn thông đầu tư vào THTT là “đầu tư ngoài ngành”!

Nhưng quan điểm của bộ và nhiều chuyên gia trong câu chuyện này thể hiện khá cứng rắn khi phản bác luận diểm trên, ủng hộ các nhà viễn thông tham gia lĩnh vực này. Trả lời văn bản trên, ông Phạm Hồng Hải, cục trưởng cục Viễn thông (bộ TT&TT) cho rằng, việc Viettel, FPT xin cung cấp dịch vụ truyền hình cáp không phải là đầu tư ngoài ngành.

Ông Hải cho rằng, nếu hạ tầng mạng của doanh nghiệp đã đủ mạnh, cục luôn ủng hộ các doanh nghiệp khai thác tối đa hạ tầng để cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng bộ Bưu chính viễn thông (nay là bộ TT&TT) cũng ủng hộ các doanh nghiệp viễn thông có sẵn hạ tầng tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là “phát huy thế mạnh hạ tầng truyền dẫn”.

Cả Viettel và FPT xác nhận chưa công bố mức giá nhưng nhiều thông tin cho rằng, các nhà dầu tư mới sẽ có mức giá thấp để thu hút khách hàng. Có thông tin cho rằng, tại các vùng nông thôn, Viettel sẽ có những gói cước dưới 30.000 dồng/tháng.

Bình luận về câu chuyện cạnh tranh bằng giá, ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng thư ký hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, vì chưa nằm trong danh sách doanh nghiệp nắm thị phần khống chế nên Viettel, FPT có quyền làm điều dó. “Điều đó có lợi cho người tiêu dùng, nhất là nông dân vùng sâu vùng xa. Với thu nhập của họ, mức giá như vậy là hợp lý”, ông Hùng phân tích.
Gia Vinh (Thế giới tiếp thị) (Gia Vinh (Thế giới tiếp thị))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem