Vài ngày sau tin tức Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đang điều tra Google về các vi phạm chống độc quyền, trang tin Reuters đã tung báo cáo rằng DOJ sẽ đưa Apple vào một phần của cuộc điều tra chống độc quyền rộng lớn hơn. Trên thực tế, báo cáo cũng lưu ý rằng cả Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và DOJ đều sẽ có quyền tài phán hai công ty công nghệ lớn.
Apple đang có nguy cơ bị "sờ gáy" do vi phạm luật chống độc quyền.
Ngoài ra, FTC sẽ quyết định có nên thăm dò Facebook và Amazon hay không, trong khi DOJ sẽ xem xét việc kiểm tra Apple và Google. Nếu quyết định mở cuộc điều tra về bốn công ty, hai cơ quan này sẽ tìm kiếm bằng chứng vi phạm chống độc quyền của 4 “ông trùm” công nghệ.
Bất kỳ cuộc điều tra nào cũng sẽ tốn thời gian và ba trong số bốn công ty đã nhận được một trạng thái tweet từ Tổng thống Donald Trump. Tháng 8 năm ngoái, tổng thống đã cáo buộc Google gian lận kết quả tìm kiếm để chỉ trích ông, "Tin tức giả" (Fake News) sẽ xuất hiện ở đầu khi người dùng gõ "Tin tức Trump" (Trumps News) trên Google.
Nhiều tháng trước đó, vị tổng thống này đã ác cảm với Amazon và CEO Jeff Bezos. Bezos không chỉ là người đàn ông giàu có nhất thế giới, ông còn sở hữu tờ Washington Post - một tờ báo thường chỉ trích Trump. Và những người bạn giàu có của tổng thống cũng phàn nàn rằng Amazon đang làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp.
Về phần Apple, Trump muốn nhà sản xuất và lắp ráp sản phẩm của Apple được đặt tại các bang. Công ty công nghệ duy nhất trong bốn cuộc điều tra mà Trump không nói đến là Facebook, mới đây đang phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 5 tỷ USD vì vi phạm nghị định của FTC mà hãng đã ký vào năm 2011. 87 triệu người dùng Facebook đã bị thu thập thông tin cá nhân bởi Cambridge Analytica và được sử dụng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, đứng đằng sau các “ông trùm” công nghệ lớn này là một trò chơi mà các nhà lập pháp ở cả hai bên muốn tham gia. Nói về Google, Apple, Facebook và Amazon, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal (D-Connecticut) cho biết cần điều tra nghiêm ngặt và hành động chống độc quyền các hãng này. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện - Lindsey Graham (R-S.C.) cũng khẳng định các mô hình kinh doanh của Facebook và Google cần phải được kiểm tra. Thượng nghị sĩ - Marsha Blackburn (R-Tennessee) cũng đồng tình với Graham bằng cách kêu gọi "lặn sâu hơn" vào các công ty công nghệ.
Các cơ quan quản lý của Mỹ sẽ không "chia tay" các công ty công nghệ lớn này
Google bị cáo buộc đưa ra kết quả tìm kiếm có lợi cho các sản phẩm của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Công ty này cũng đã bị chỉ trích vì buộc các nhà sản xuất điện thoại muốn có phiên bản dịch vụ Google Play của Android sẽ phải cài đặt Google Search và Google Chrome trên thiết bị cầm tay của họ. Bên cạnh nhiều lỗ hổng bảo mật, Facebook đã bị cáo buộc cho phép các bài đăng sai lệch và "tin tức giả" trên nền tảng của mình.
Apple có thể bị điều tra tại các bang khi buộc các công ty như Spotify phải trả "thuế Apple" hoặc 30% doanh thu mà họ tạo ra từ cửa hàng App Store. Đây là phần cắt giảm của Apple về doanh thu được tạo bởi các nhà phát triển trong App Store. Điều này đã buộc Spotify phải tăng giá trong App Store trên mức mà Apple tính phí cho Apple Music. EU hiện đang điều tra khiếu nại của Spotify.
Facebook để rò rỉ dữ liệu thông tin cá nhân người dùng.
Ngoài ra, vào tháng trước, Tòa án Tối cao Mỹ cũng đã cho phép một vụ kiện tập thể chống lại Apple. Các nguyên đơn cho rằng việc cắt giảm 30% doanh thu ứng dụng của Apple sẽ buộc người dùng phải trả nhiều tiền hơn cho các ứng dụng. Còn Amazon bị buộc tội cạnh tranh thiếu lành mạnh trên chính website của mình.
Các chuyên gia pháp lý dự đoán các cơ quan quản lý của chính phủ sẽ kiềm chế việc phá vỡ những công ty lớn này do vi phạm luật chống độc quyền. Trong lịch sử, Mỹ đã từng sử dụng các luật này để phân chia AT&T thành một số công ty điện thoại ở khu vực nhỏ hơn và vào năm 1911, Standard Oil đã buộc phải chia tách thành một số công ty dầu nhỏ hơn.
Những chiếc iPhone được sản xuất từ năm 2015 trở lại đây đều có thể lên đời iOS 13.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.