4 vị vua chúa phong kiến đáng trách nhất trong sử Việt

Hai Miệt Vườn Thứ sáu, ngày 26/09/2014 20:00 PM (GMT+7)
Theo sử sách xưa, như trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước. Trong đó đã để lại nhiều chứng nan y, khiến cho số vị vua chúa này thời đó không dám bước chân vi hành.
Bình luận 0

1. Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua tàn độc và hoang dâm

Ông được coi là hoàng đế tàn bạo, hoang dâm nhất trong lịch sử các vương triều Đại Việt, mỗi khi người đương thời nhắc nhắc đến tên Lê Long Đĩnh thì ngay lập tức nghĩ tới hình ảnh một hôn quân, bạo chúa. Sử sách chép rằng, sau khi Lê Hoàn mất vào tháng 3 năm 1005, Lê Long Đĩnh cùng các hoàng tử Ngân Tích, Long Kính, Long Cân tranh giành ngôi vua với Thái tử Lê Long Việt. Đến tháng 10 năm 1005, Lê Ngân Tích bị giết, Long Việt lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, Lê Long Đĩnh đã giết anh và giành ghế thiên tử, tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.

Long Đĩnh “phát minh” ra nhiều cách tra tấn dã man để hành hạ người phạm tội, kể cả tội nặng và tội nhẹ, nên được so sánh với Kiệt, Trụ xưa. Cụ thể, với những tù nhận chịu phạm hình, ông bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người, rồi đốt sống; hay sai bỏ vào sọt, đem thả xuống sông. Độc ác hơn, nhà vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười.

Nếu chỉ thích máu chảy đầu rơi như trên thì chưa phải con người thật của Lê Long Đĩnh. Theo sử sách, ông vua này còn dâm dục quá độ, để rồi mắc chứng nan y… Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước.

2. Lê Uy Mục - sau ân ái ... giết luôn cung nhân

Lê Uy Mục (1505 - 1509) có tên húy Lê Tuấn, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, gái đẹp và giết người; triều chính bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành... Hậu quả là một số người trong tôn thất và triều thần đã làm loạn, bắt và bức tử nhà vua (năm 1509).

Sử sách chép: Vẫn chưa hả dạ vì xét rằng, Uy Mục không những là kẻ bạo ngược, làm hại đất nước, mà còn là kẻ thù không đội trời chung, đã giết hại cả cha mẹ, anh chị em mình, nên Giản Tu Công Oanh không thể để Hoàng đế Uy Mục chết an lành. Ông ra lệnh đem xác Lê Uy Mục đặt vào miệng súng, bắn tan hài cốt; chỉ lấy một ít tro tàn đem chôn ở làng Phù Chẩn; đồng thời giáng làm Mẫn Lệ Công.

Cũng theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất vô độ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, vua giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. Ai cũng kinh sợ, nhưng vì uy quyền tối thượng của vua, nên không dám chống đối, hay tìm cách trốn tránh.


3. Loạn dâm Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592)

Vị vua lâu nhất trong số các vua Mạc thời hưng thịnh, tại vị 30 năm, lại chính là người khiến cơ nghiệp nhà Mạc suy vong, mà một phần nguyên nhân chính là do... thói hoang dâm hiếu sắc.

Theo sử sách, Mạc Mậu Hợp là con trưởng của hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng một năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần và đặc biệt, rất hoang dâm hiếu sắc.

Để thỏa mãn dục vọng, vua không ngần ngại mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân, cụ thể định giết một danh tướng trong triều để cướp vợ khiến cho một bộ phận binh lực nhà Mạc đã theo viên tướng này về quy phục vua Lê, làm cho thế lực của Mạc Mậu Hợp ngày càng suy yếu. Sách Lê triều thông sử viết: Sự việc này xảy ra vào cuối năm Nhâm Thìn (1592). Vợ viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên, tức con gái Nguyễn Quyện. Chị gái của Thị Niên là hoàng hậu của Mậu Hợp vì thế Thị Niên thường được ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy Thị Niên, đem lòng yêu mến bèn ngầm tính kế giết Văn Khuê để cướp vợ y.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết rõ hơn: Chúa Mạc là Mậu Hợp ngày ngày say đắm tửu sắc. Nguyễn thị là con gái của Nguyễn Quyện và là vợ Bùi Văn Khuê, nhân có em gái là vợ của Mạc Mậu Hợp, nên thường ra vào trong cấm cung. Mậu Hợp ưng ý Nguyễn thị vì nàng có nhan sắc, nên muốn giết Văn Khuê để chiếm lấy nàng. Văn Khuê biết chuyện... đã đầu hàng Trịnh Tùng...

Sau đó, vua Mậu Hợp đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Tương tự, Mạc Kính Chỉ - con của hoàng thân Mạc Kính Điển và là cháu nội của vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) cũng gây nên chuyện động trời vì ham sắc dục. Sách Đại Việt thông sử viết: Mạc Kính Chỉ là con cả của Kính Điển, mới đầu được phong là Hùng Lễ Vương, vì tư thông với người thiếp của cha nên bị giáng xuống làm thứ dân, sau đó lại khôi phục, phong là Đường An Vương.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vụ việc loạn luân giữa Mạc Kính chỉ với vợ của cha xảy ra vào đầu năm Giáp Tý (1564), nhưng có một số điểm khác: Bấy giờ, con trưởng của Kính Điển là Đoan Hùng Vương Kính Chỉ ngầm tư thông với vợ lẽ Kính Điển, việc phát giác phải giáng làm thứ dân; lấy con thứ là Kính Phu làm Đường An Vương, giao cho binh quyền. Đến khi Kính Điển chết, họ Mạc lại cho Kính Chỉ làm Hùng Lễ Công, nhưng không cho binh quyền.

4. Chúa Trịnh Giang - ăn chơi dâm loạn vô chừng

Trịnh Giang (1729 - 1740) là con cả Trịnh Cương. Sử sách chép rằng, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những vị tài ba, đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ, thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là điềm xấu, bắt đầu thời đại suy tàn của họ Trịnh. 

img 

Trịnh Giang lên ngôi chúa vào tháng 10.1729, ngay sau khi Trịnh Cương qua đời. Do không tha thiết việc chính sự, năm 1736, Trịnh Giang phong cho Doanh lúc đó mới 17 tuổi làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang triều kiến trăm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc.

Nhờ việc giao quyền hành triều chính cho Trịnh Doanh nên Trịnh Giang có thêm thời gian cho những việc chơi bời, hưởng lạc. Trịnh Giang đặc biệt tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ vì những ủng hộ của viên quan này trong việc ăn chơi của mình. Để phục vụ cho việc ăn chơi, hưởng lạc của mình, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém...

Cũng bởi việc Trịnh Giang chỉ mải mê lao vào an chơi, ham mê tửu sắc mà không lo bồi dưỡng cơ thể, đảm đương triều chính nên sức khỏe ngày càng kém sút. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là theo tương truyền, chúa Trịnh Giang có tật mê đàn bà từ thuở nhỏ.

Vậy nên, ngay khi lên nắm quyền chúa, Trịnh Giang đã sớm sử dụng quyền lực của mình để có thể hưởng lạc ái ân. Tất nhiên, ngay sau đó, Trịnh Giang sớm nổi tiếng về thói ăn chơi dâm loạn không chừng mực. Càng về sau, Trịnh Giang càng có nhiều biểu hiện kì dị trong sinh hoạt tình dục.

Hằng ngày, các hoạn quan phải lựa ra một người đẹp trong số các cung nữ hoặc bắt cóc dân nữ sống trong khu vực, tắm cho sạch sẽ rồi bỏ vào bao tải lớn, vác vào phòng chúa Trịnh Giang. Người đẹp này sẽ được chúa “ân sủng” theo ý thích. Việc đam mê đàn bà của chúa Trịnh Giang không chỉ dừng lại ở đó.

Để thỏa mãn nhu cầu dâm loạn của mình, chúa Trịnh Giang còn từng tư thông với vợ lẽ của cha mình. Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cho hay: Trịnh Giang là kẻ dâm loạn, từng tư thông với bà Kỳ Viên phi Đặng Thị (người xã Trà Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc Bắc Ninh), vốn là vợ lẽ của chúa Trịnh Cương (cha Trịnh Giang). Chuyện này bị bà Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) phát giác. Bà ép Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử.

Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh kinh quý, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía. Bọn hoạn quan liền nói với Trịnh Giang rằng, duyên do chẳng qua vì dâm dục thái quá nên bị ác báo, muốn chữa, chỉ có cách… đào hầm làm nhà ở dưới đất. Trịnh Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám đi ra ngoài như trước nữa.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết: Từ ngày làm việc bạo nghịch là giết vua (chỉ việc Trịnh Giang phế truất rồi giết chết vua Lê Đế Duy Phường), Trịnh Giang càng ngày càng tiếm quyền, ăn chơi dâm loạn không còn chừng mực gì nữa, cho nên về sau mới mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sợ sét lắm. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa, đào đất làm cung Thưởng Trì cho Trịnh Giang ở. Từ đấy, Chúa không còn dám bước chân ra ngoài...

XEM THÊM

>> Chuyện ly kỳ về nữ nô tì xinh đẹp trong trái tim “Vua Quỷ”

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem