5 bước xét và thi sát hạch tăng hạng nghề nghiệp giáo viên

Chủ nhật, ngày 21/01/2018 05:55 AM (GMT+7)
Quy định mới nhất về quy chế xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã chính thức có hiệu lực. Các bước xét và thi sát hạch được thực hiện thế nào?
Bình luận 0

Giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập được thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đã trải qua việc xét và thi sát hạch thăng hạng. Việc tổ chức xét và thi thăng hạng được quy định tại Thông tư 29/2017/TT/BGDĐT, cụ thể gồm các bước sau đây:

Bước 1: Thông báo xét thăng hạng

- Thời gian: Thông báo trước 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ xét thăng hạng

- Hình thức thông báo: Thống báo ít nhất 01 lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình) nơi đặt trụ sở làm việc chính của cơ quan, đơn vị; đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Bước 2: Chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng

- Trước ngày tổ chức xét thăng hạng ít nhất 15 ngày làm việc, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo danh sách và quy định về hồ sơ cho các giáo viên có đủ điều kiện dự xét thăng hạng để chuẩn bị hồ sơ cá nhân;

- Trước ngày tổ chức xét thăng hạng ít nhất 01 ngày, Thư ký Hội đồng xét thăng hạng phải hoàn thành công tác chuẩn bị cho kỳ xét thăng hạng; chuẩn bị các nội dung sát hạch đóng gói vào phong bì (hoặc túi) và niêm phong; chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét thăng hạng, như:

Danh sách giáo viên tham dự xét có đủ hồ sơ theo quy định;

Phiếu chấm điểm;

Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ;

Mẫu biên bản bàn giao kết quả chấm;

Biểu tổng hợp kết quả chấm;

Thẻ cho các thành viên Hội đồng xét thăng hạng, bộ phận phục vụ kỳ xét thăng hạng. Thẻ của Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên Hội đồng xét thăng hạng in đầy đủ họ tên và chức danh; thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh.

img

Kì thi thăng hạng tại Đại học quốc gia Hà Nội. Ảnh minh họa. 

Bước 3: Tổ chức xét thăng hạng

- Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng hướng dẫn quy chế xét và các nội dung liên quan; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;

- Các thành viên trong Hội đồng tổ chức xét và chấm điểm chung đối với từng hồ sơ và ghi điểm (điểm thành phần và tổng điểm) vào phiếu chấm điểm của mỗi hồ sơ trong đó có cả điểm cộng thêm; từng thành viên ký tên dưới tờ phiếu chấm;

- Khi chấm điểm hồ sơ, nếu các thành viên xét không thống nhất thì thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét quyết định;

- Kết quả xét, chấm điểm hồ sơ của từng cá nhân phải được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả chung có chữ ký của các thành viên xét và bàn giao cho thư ký Hội đồng xét.

img

Bước 4: Tổ chức sát hạch

- Đối với hình thức làm bài khảo sát: Việc tổ chức làm bài khảo sát phải bảo đảm bố trí tối thiểu 2 thành viên Ban coi sát hạch làm nhiệm vụ giám sát trong một phòng và mỗi phòng bố trí tối đa không quá 25 người;

- Đối với hình thức phỏng vấn, Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ phỏng vấn cho từng thành viên Hội đồng, tùy vào số lượng thành viên mà chia thành từng nhóm phỏng vấn; số lượng thành viên trong mỗi nhóm phỏng vấn phải có tối thiểu 2 người.

Bước 5: Phúc khảo và khiếu nại, tố cáo

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng công bố công khai và gửi kết quả xét thăng hạng đến giáo viên, giáo viên có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét thăng hạng;

- Chỉ xem xét, giải quyết việc phúc khảo đối với đơn đề nghị phúc khảo được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội đồng xét thăng hạng;

- Không phúc khảo đối với đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời hạn đã nêu ở trên (tính từ ngày gửi đơn theo dấu bưu điện trên phong bì nếu đơn được gửi theo đường bưu điện); không phúc khảo nội dung phỏng vấn.

Duy Thịnh (Thukyluat.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem