Tinh võ môn (1995)
Trong phim, Chân Tử Đan vào vai Trần Chân và thể hiện khí phách mạnh mẽ trên màn ảnh, một hình ảnh Trần Chân với thân hình tráng kiện, vơ bắp vạm vỡ khiến bao khán giả nam ngưỡng mộ.
Một Trần Chân uy lực và vạm vỡ trước kẻ thù.
Bên cạnh đó, võ thuật của Trần Chân cũng khiến nhiều người yêu thích bởi những cú đá trong không trung, thể hiện khí thế ngút trời bất khả chiến bại của nhân vật này.
Cụ thể cảnh Trần Chân chiến đấu tay đôi với võ sĩ Nhật Bản trong võ đường đã tái hiện lại những thế võ và tiếng hú hét kinh điển, riêng có của huyền thoại Lý Tiểu Long. Và chỉ sau vài lần ra đòn cùng cú đá trời giáng của Trần Chân, khiến võ sĩ Nhật ngã nhào xuống sàn đấu, một cú hạ knock-out không thể nào đẹp hơn của Chân Tử Đan trong phim.
Chân Tử Đan đấu tay đôi võ sĩ Nhật.
Diệp Vấn (2008)
Một bộ phim thẫm đẫm tinh thần chủ nghĩa dân tộc của đạo diễn Diệp Vỹ Tín, được coi là bộ phim thể hiện những thế võ đẹp mắt nhất của Chân Tử Đan. Trong đó có cảnh một mình nhân vật Diệp Vấn (Chân Tử Đan) đấu lại 10 võ sĩ đai đen karate Nhật Bản.
Chân Tử Đan một mình hạ 10 võ sĩ karate Nhật Bản.
Ngôi sao võ thuật sử dụng cả tay và chân song hành, thể hiện được tinh hoa võ nghệ của bậc tông sư huyền thoại.
Những cú ra đòn nhanh, chuẩn và mạnh mẽ khiến người xem mãn nhãn. Nhưng có lẽ những đường quyền nhanh như chớp của thế võ Vịnh Xuân kinh điển mà Chân Tử Đan áp dụng mới thực sự là điểm sáng của trận đấu không cân sức này. Qua đó Chân Tử Đan nhờ nội công võ thuật thực sự của bản thân đã làm cho trận chiến thêm phần ác liệt, sống động và hết sức chân thực.
Màn hạ gục 10 võ sĩ karate của Chân Tử Đan.
Lồng hổ 2 (1990)
Trong bộ phim của đạo diễn Viên Hòa Bình, tài tử Chân Tử Đan sử dụng cú đá “gia truyền” Lăng Không Tam Cước của anh khi đối đầu với võ sĩ cơ bắp phương tây.
Chân Tử Đan và cú đá Lăng Không Tam Cước.
Trên màn ảnh, nhân vật Du Long (Chân Tử Đan) thi triển những cú đá vô cùng đẹp mắt của một võ sĩ Taekwondo đai đen, những cú đá dưới, đá phụ, đá ngang chuẩn xác và mạnh mẽ. Nhiều khán giả nhận thấy võ sĩ cơ bắp đã áp dụng sai chiến thuật để cuối cùng bị sát hại một cách đau đớn dưới tay của Du Long.
Sát Phá Lang (2005)
Có thể nói võ thuật của Chân Tử Đan trong bộ phim Sát Phá Lang bắt đầu trở nên thuần thục và có nét độc đáo riêng.
Màn giao đấu giữa Chân Tử Đan với Ngô Kinh.
Trong phim thay đổi phong cách võ thuật truyền thống trong các phim võ hiệp trước đó, anh áp dụng võ thuật phối hợp với bộ môn võ đối kháng tự do MMA. Nhờ vậy trận đấu giữa Chân Tử Đan và Ngô Kinh trong phim được coi là phá hành động kinh điển nhất của dòng phim võ thuật Hoa ngữ.
Thực tế trận giao đấu này là cảnh duy nhất trong Sát Phá Lang không hề có sự dàn dựng hay thiết kế sẵn. Chân Tử Đan và Ngô Kinh hoàn toàn thi triển võ công thực sự trước ống kính một cách tự do của những võ sư thực thụ.
Trận chiến kinh hoàng trong Sát Phá Lang.
Trong trận đấu, Chân Tử Đan sử dụng gậy cảnh sát trong khi Ngô Kinh sử dụng dao găm kết hợp với kỹ năng võ thuật của anh. Cả hai ngôi sao võ thuật vừa tung đòn vừa phán đoán cú ra đòn tiếp theo của đối phương khiến cảnh phim trở nên chân thực, mãnh liệt và tàn khốc hơn bao giờ hết.
Đảo hỏa tuyến (2007)
Nếu trong Sát Phá Lang bắt đầu thể hiện được phong cách võ thuật đạt độ thuần thục nhất của Chân Tử Đan, thì trong Đảo hỏa tuyến tiếp tục phát huy tinh hoa võ nghệ của ngôi sao võ thuật họ Chân, khiến bộ phim được coi là giáo án cho bộ môn đối kháng tự do của dòng phim võ thuật Hoa ngữ.
Cú đá Lăng Không Tam Cước liên hoàn của Chân Tử Đan.
Trong phim Chân Tử Đan mong muốn thể hiện một cách trọn vẹn lối đấu tổng hợp một cách cách sáng tạo nhất, vì vậy nam diễn viên mời tài tử võ thuật Trâu Triệu Long từng thành công với vai cao thủ phương Đông trong phim Ma trận (1999), cùng anh song đấu. Cả hai đều là những võ sư có khả năng thực chiến và có kinh nghiệm chỉ đạo võ thuật, vì vậy hứa hẹn mang đến những trận đấu mãn nhãn cho khán giả.
Lối đấu tổng hợp là sự kết hợp nhiều nhân tố đối kháng như lối tấn công của tán thủ, Muay Thái, tấn...Trong phim, Chân Tử Đan thi triển kỹ năng chiến đấu tổng hợp với việc sử dụng các chiến thuật đối kháng của đấu vật, jujitsu, vật tự do...
Chân Tử Đan đấu võ với Trâu Triệu Long.
Ngoài ra anh còn sử dụng biến thể của cú đá kinh điển Lăng Không Tam Cước, thay vì dùng một chân đá liên tiếp trên không, Chân Tử Đan sử dụng cả hai chân đạp liên hồi, tả xung hữu đột về phía đối phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.