9X Gia Lai nuôi "đàn chuột" đẻ ra tiền bạc nhưng chỉ ăn tre, mía

Trần Hiền Thứ ba, ngày 19/03/2019 06:35 AM (GMT+7)
Sau nhiều lần thất bại, tiêu tốn hàng chục triệu đồng, cuối cùng chàng trai trẻ 9X Lê Đức Linh (25 tuổi, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cũng sở hữu cả trại dúi với số lượng khoảng 200 con. Chỉ ăn tre, mía trung bình một năm "đàn chuột"-cách người dân ỏ đây gọi đàn dúi của anh Đức “đẻ” ra hơn 120 triệu đồng.
Bình luận 0

Đam mê với chuột hamster và dúi từ nhỏ, nhưng mãi đến năm 2015 sau khi đi bộ đội về Lê Đức Linh mới bắt đầu tập tành nuôi dúi. Tuy nhiên, mọi việc không dễ như anh nghĩ, “năm lần bảy lượt” cứ bắt dúi giống về nuôi được 1, 2 tháng là cả đàn chết sạch.

Sau nhiều lần thất bại, tiêu tốn hàng chục triệu đồng anh Đức cũng thở phào nhẹ nhõm khi đàn dúi bắt đầu lớn dần và bước vào giai đoạn sinh sản. Nhưng một lần nữa, anh lại “trắng tay” vì trong quá trình sinh sản đàn dúi tự cắn nhau chết gần hết.

img

"Đàn chuột" ăn tre, mía nhưng "đẻ" ra tiền bạc của chàng trai trẻ Lê Đức Linh.

Sau chuỗi ngày thất bại, anh Linh bị gia đình cấm hẳn nhưng vì đam mê sống chết cùng dúi nên anh đánh liều tiếp tục bắt dúi về nuôi.

“Thời gian trôi qua, đàn dúi của mình bắt đầu lớn dần và bước vào giai đoạn sinh sản. Rút kinh nghiệm bởi những lần thất bại trước đó, mình thức đêm quan sát con nào hợp với con nào và ngược lại. Không hợp nhau là mình bỏ ra luôn để phòng chúng cắn nhau chết, cũng từ đó đàn dúi của mình được nhân rộng lên…”, anh Linh cho hay.

img

Dúi khá giống với chuột rừng, chuột rẫy nhung giá bán cao hơn, thịt dúi cũng ngon hơn.

Từ 10 con dúi ban đầu, chỉ sau mấy năm anh Linh đã mở cả trang trại dúi với số lượng lên đến hàng trăm con. Hiện tại, đa phần anh bán dúi giống nên tiêu chuẩn lựa chọn dúi sinh sản khá cao. Về giá cả, mỗi cặp dúi giống anh Linh sẽ bán với giá từ 1 triệu đến 1.200.000 đồng. Dúi giống sau khi tách mẹ khoảng 3 lạng/con là có thể xuất bán. Còn dúi thịt giá bán sẽ dao động khoảng 550.000 đồng/kg.

img

Anh Linh bán một cặp dúi giống sẽ có giá hơn 1 triệu đồng

Khá chú trọng về việc duy trì đàn dúi sinh sản nên chưa bao giờ trại dúi của anh Linh trống chuồng. Hiện trại của anh có khoảng 200 con, trong đó 100 con là dúi cái sinh sản.

Chia sẻ với kinh nghiệm nuôi dúi và cách chăm sóc dúi, anh Linh chia sẻ: “Khi xác định nuôi dúi rất cần sự kiên trì, tỉ mỉ và chăm chú quan sát nhất là giai đoạn sinh sản, không hợp dúi có thể cắn chết nhau. Về bệnh tật, dúi mốc lớn thường mắc bệnh phổi nên khi xây dựng chuồng trại cần tránh hướng gió...".

Theo 9X Lê Đức Linh, nuôi dúi quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống. Phải chọn những con dúi khỏe mạnh, cân nặng từ 3 lạng trở lên lông đầy đủ, mượt và phải nuôi từ lúc dúi nhỏ đừng ham chọn dúi lớn, sẽ nhanh chết. Ngoài ra khi làm chuồng trại cho dúi, phía trên mái cần phải cách nhiệt tránh trường hợp dúi nóng chết và dưới sàn phải lắp đặt hệ thống làm mát...

img

Sau chuỗi ngày thất bại, cuối cùng chàng trai trẻ 9X Lê Đức Linh cũng sở hữu cả trang trại dúi sinh sản.

Chỉ là một công việc phụ thêm, nhưng chàng trai Phó bí thư đoàn xã Ia Le Lê Đức Linh vẫn có thể thu về khoảng 10 triệu đồng/tháng nhờ mạnh dạn phát triển mô hình nuôi dúi. Sắp tới, anh Đức cho hay sẽ mở thêm một trại dúi mới nên thời gian này anh đang tập trung chọn lọc và nhân giống dúi.

img

Thức ăn của loài dúi này chỉ là bắp, tre, mía cây nên lợi nhuận về kinh tế khá cao

img

Dúi đực có cân nặng khoảng gần 1kg là có thể phối giống

img

...còn dúi giống sẽ đạt 3 lượng/con

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le cho biết: “Chúng tôi đánh giá khá cao về mô hình nuôi dúi của anh Linh. Trước đây, gia đình anh Linh trồng tiêu, mô hình nuôi dúi xuất hiện khi vườn tiêu của gia đình bị chết và giá tiêu giảm sâu. Về kinh nghiệm nuôi dúi chàng trai này nắm khá rõ.

"Những mô hình nhu nuôi dúi này, hiện tại chúng tôi vẫn chưa thể đánh giá có thực sự ổn định hay không và trên địa bàn xã cũng chưa nhiều. Nhưng bước đầu mô hình nuôi dúi, thu nhập từ dúi đã cải thiện được kinh tế của người dân. Ngoài nuôi dúi, hiện bên phía Hội Nông dân cũng đang khuyến khích, hỗ trợ bà con nông dân phát triển một số mô hình như trồng dâu nuôi tằm, nuôi dê… để giúp phát triển kinh tế sau những vụ tiêu buồn”, ông Đỗ Văn Đặng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem