Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 5,09 điểm (0,52%) lên 991,46 điểm; HNX-Index tăng 0,65% lên 106,28 điểm và UPCom-Index tăng 0,25% lên 56,1 điểm.
VN-Index tăng 5,09 điểm (0,52%) lên 991,46 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 2.800 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại cũng diễn ra tích cực khi họ mua ròng hơn 100 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá mạnh như: BVH, FPT, HPG, VNM, PLX, PNJ, POW, VHM, cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VPB, TCB, HDB…giúp VN-Index vượt mốc 990 điểm.
Trong đó, BID là cái tên nổi bật nhất khi tiếp tục tăng 1.500 đồng lên 55.500 đồng, xác lập mức giá kỷ lục mới. FPT cũng đảo chiều ngoạn mục và đóng cửa tăng 1.000 đồng.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng như CTD, DXG, FDC, HDC, KBC, NTL, PDR, NDN, SCR…cũng tăng điểm giúp thị trường thêm phần sôi động.
Các cổ phiếu "họ FLC" như ROS, FLC, HAI, KLF, AMD, GAB, ART đều tăng điểm, thậm chí HAI, KLF, GAB còn tăng trần. Trên sàn UPCom, các cổ phiếu "họ Viettel" như VGI, VTP, CTR, VTK cũng tăng điểm tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ được mốc 114.900 đồng/ cổ phiếu. Dù đỏ sàn hầu như suốt thời gian giao dịch nhưng đến phút cuối cùng của phiên VIC vẫn giữ được mốc tham chiếu.
Đây là phiên "giữ giá" thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này trong đà giảm điểm trong thời gian gần đây.
Mới đây, 5 cổ đông cá nhân của Vingroup đã chuyển 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm đa số vốn.
5 cổ đông cá nhân của Vingroup đã chuyển 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Theo đó, trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã có thông báo về việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu giữa các cổ đông của Tập đoàn Vingroup. 5 cổ đông cá nhân của tập đoàn này đã chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho cổ đông lớn - Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Tuy giá trị chuyển nhượng không được công bố, nhưng theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VIC (trên 114.000 đồng/cổ phiếu), giá trị lô cổ phiếu chuyển nhượng nói trên vào khoảng hơn 6.300 tỷ đồng.
Trong đó, người chuyển nhượng nhiều nhất là cổ đông Lê Thanh Hiền, chuyển nhượng hơn 20,6 triệu cổ phiếu VIC, tương đương hơn 2.300 tỷ đồng.
Các cổ đông khác như Hoàng Quốc Thủy cũng chuyển nhượng hơn 13,8 triệu cổ phiếu (1.600 tỷ); Trần Kim Quyên chuyển 9,9 triệu cổ phiếu (1.100 tỷ); Nguyễn Mạnh Cường chuyển 6,1 triệu cổ phiếu (700 tỷ); và Nguyễn Khắc Đát chuyển nhượng hơn 5 triệu cổ phiếu VIC (gần 600 tỷ đồng).
Đáng chú ý, cả 5 cá nhân này đều không phải nhân sự lãnh đạo có liên quan tới Vingroup và các công ty con niêm yết của tập đoàn này.
Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam chính là doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu hơn 92%. Ngoài ra, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng là một cổ đông khác tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Trước đó, công ty này cũng đã thông báo về việc nhận chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC từ đối tác để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên mức 1,12 tỷ đơn vị, chiếm 32,67% vốn điều lệ Vingroup.
Ngoài việc nắm giữ vốn Vingroup gián tiếp thông qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, cá nhân ông Vượng còn đang sở hữu trực tiếp 876 triệu cổ phiếu VIC, chiếm 25,54% vốn điều lệ tập đoàn.
Bà Phạm Thu Hương cũng đang sở hữu 4,4% vốn doanh nghiệp. Nếu tính cả số vốn sở hữu trực tiếp và gián tiếp, vợ chồng ông Vượng đang chi phối khoảng 62% cổ phần Tập đoàn Vingroup.
Doanh số suy giảm, ông lớn Habeco lần đầu tiên phải “vác” bia ra cổng trưng bán, khuyến mại cả ô tô, vàng..., song sức...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.