Theo thỏa thuận giữa hai bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Ấn Độ, phía Ấn Độ sẽ tham gia cùng phát triển phiên bản máy bay cứu hộ US-2 (SS3I) (theo nhu cầu của Ấn Độ đã được chỉ định là US-2i).
Cả hai bên sẽ thành lập một nhóm làm việc chung để trong tương lai gần đại diện của Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ tới Nhật Bản để tiếp tục đàm phán về việc cung cấp US-2 và thử nghiệm bay US-2.
Thủy phi cơ US-2 hiện đại nhất của Nhật Bản.
Tuy nhiên các nguồn tin Ấn Độ cũng cho biết, hiện lực lượng hải quân nước này vẫn chưa quyết định mua bao nhiêu US-2i. Điều này có thể còn phụ thuộc vào giá cả từ phía Nhật Bản đưa ra. Một số thông tin dự đoán, có thể Ấn Độ sẽ mua khoảng 15 chiếc US-2i.
Động thái trên của Ấn Độ diễn ra trong lúc hải quân nước này đang mở gói thầu cung cấp 15 máy bay cứu hộ lưỡng cư. Cùng tham gia dự thầu, ngoài ShinMaywa Industries của Nhật Bản còn có các công ty: Rosoboronexport và Beriev của Nga với máy bay Be-200, Bombardier Aerospace Bombardier của Canada với máy bay Bombardier 415 và Dornier với thủy phi cơ Seastar CD2.
So với các thủy phi cơ Be-200 và Bombardier 415, US-2 của Nhật Bản có lợi thế hơn hẳn trong đặc điểm đi biển và di chuyển trên đường băng với hệ thống 5 động cơ cho phép kiểm soát tốt các lớp biên bên cánh. US-2 cũng là thủy phi cơ duy nhất hiện nay có khả năng cất cánh và hạ cánh 5 điểm trên biển.
Bán US-2 cho Ấn Độ được xem là bước đột phá chính trị quan trọng nhất của Nhật Bản bởi nước này từ trước đến nay đều thực hiện nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự ra ngoài.
Hiện tại quân đội Nhật Bản mới chỉ có khoảng 2-3 chiếc US-2, được phát triển từ US-1A. Trong năm tài chính 2013, Nhật Bản đã duyệt chi 12,5 tỷ yên (156 triệu USD) để mua tiếp 6 chiếc US-2.
Văn Biên (theo Bmpd.livejournal) (Văn Biên (theo Bmpd.livejournal))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.