Ấn Độ khẳng định máy bay gặp nạn không có linh kiện Trung Quốc

Thứ tư, ngày 02/04/2014 07:39 AM (GMT+7)
Tờ Indiatimes dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ (IAF) hôm 31.3 cho biết, IAF khẳng định chắc chắn khả năng máy bay C-130J Super Hercules bị rơi tuần trước không dùng linh kiện của Trung Quốc.
Bình luận 0
IAF hy vọng có được những hiểu biết sơ bộ trước khi biết được một cách chính xác về những gì dẫn tới rơi máy bay gần Gwalior hôm 28.3 vừa qua.

Kết quả đó sẽ có câu trả lời qua phân tích dữ liệu chuyến bay (FDR) kéo dài 2/3 ngày và dữ liệu ghi âm cuộc thoại (CVR) kéo dài 30 phút trong buồng lái đang được hãng sản xuất máy bay Mỹ Lockheed Martin thực hiện.

Xác máy bay C-130J rơi ở Ấn Độ vào hôm 28.3
Xác máy bay C-130J rơi ở Ấn Độ vào hôm 28.3

Một quan chức giấu tên của IAF cho hay, “chúng tôi có thể phục hồi lấy dữ liệu CVR và FDR. Nhưng các thiết bị rơi và bị hỏng nhẹ, nên chúng tôi đã quyết định gửi cho nhà sản xuất để phân tích”.

Mặc dù quá trình điều tra vẫn đang diễn ra để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra rủi ro cho chuyến bay nhưng phía IAF cảm thấy rằng, có thể rủi ro do một số lỗi vô ý trong quá trình bay huấn luyện của 2 chiếc C-130J trong lúc thực hiện tình huống bay thấp thả quân để tránh radar phát hiện của đối phương.

Còn về tin các thiết bị giả của Trung Quốc có trong C-130J, theo thông tin của Indiatimes, IAF đã nói rằng cả chính phủ Mỹ và Lockheed Martin đã sớm đưa ra thông tin rõ ràng cho Ấn Độ mua 6 chiếc C-130J với hợp đồng trị giá 962 triệu USD vào năm 2007.

Sau một cuộc điều tra của Ủy ban dịch vụ vũ trang của Thượng viện Mỹ trong những năm 2011-2012 cho thấy, một số linh kiện điện tử giả của Trung Quốc đã được sử dụng trong các màn hình hiển thị đa chức năng (MFD) của C-130J và một loại máy bay khác của Mỹ. Ngay sau đó chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu cần có lời giải thích từ phía Mỹ.

“Mỹ sau đó đã đưa cho chúng tôi một loạt con số về các thành phần bị nghi ngờ. Chúng tôi đã gửi những thành phần này trong lô hàng đã mua sang Mỹ để kiểm tra…hầu hết chúng được gửi lại với kết luận không có các thiết bị Trung Quốc ở trong đó được phát hiện. MFD cũng đã trải qua tất cả các lần kiểm tra chất lượng”, quan chức giấu tên của IAF cho biết.

IAF khẳng định, thậm chí khi một vài bộ phận bị lỗi đã được tìm thấy trong các đợt kiểm tra đó thì riêng MFD cũng không thể ảnh hưởng tới an toàn của chuyến bay. Bởi vì MFD được thiết kế rất phức tạp và ngay cả khi màn hình bị trắng hoàn toàn thì ở bên cạnh cũng có một chế độ quay thông thường có sẵn cho các phi công.
Vân Long (theo Indiatimes) (Vân Long (theo Indiatimes))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem