“Wedding cake” hay còn gọi là đài mâm xôi. Đây là 1 đài đá độc đáo ở hố sụt 1 trong hang.
Nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An tại bãi hạ trại ngày chinh phụ thứ 3, ở gần hố sụt 2 trong hang.
Đây là dòng sông ngầm kéo dài khoảng 700m với màu sắc độc đáo. Vượt qua dòng sông sẽ đến chân “Bức tường Việt Nam”.
Bức tường Việt Nam cao 90m. Đây là thử thách cuối để chinh phục thành công hang Sơn Đoòng.
Miệng chính hang Én và miệng hang phụ.
Miệng hang Én, hang động lớn thứ 3 thế giới. Đây là điểm hạ trại đầu tiên của những người chinh phục Sơn Đoòng.
"Choáng ngợp, sửng sốt, kỳ vĩ, tuyệt vời..." là những từ ngữ mà nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An thốt lên khi được đặt chân vào hang Sơn Đoòng, chạm vào những kỳ quan mà thiên nhiên tạo dựng trong hang động lớn nhất thế giới này. "Từ triệu năm trước, trong mịt mù đêm tối từng giọt nước vô danh cứ lặng lẽ nhỏ xuống để triệu năm sau tạo nên 1 Sơn Đoòng kỳ vĩ. Đó là "sự kiên nhẫn" kỳ diệu của tạo hóa. Tôi dành thời gian rất lâu, rất lâu (đến khi đoàn đi trước hết chẳng còn ai) để ngắm nhìn "cuộc kiến tạo" kỳ lạ này" - Ngô Trần Hải An chia sẻ về chuyến khám phá của mình.
Báo NTNN số Tân niên giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh mà nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An ghi nhận trong 3 ngày khám phá Sơn Đoòng (thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) dịp cuối năm Canh Tý.
Cửa sau hang Én - nơi xuất hiện nhiều trong các cảnh quay nổi tiếng cả thế giới, như trong phim Peter Pan của Hollywood.
Lối lên vườn Địa Đàng ở hố sụt 2 trong hang Sơn Đoòng nhìn từ hố sụt 1.
Bãi cắm trại ngày đầu tiên trong hang Én, hang động lớn thứ 3 thế giới, trên đường đi tới hang Sơn Đoòng.
Từ trên đỉnh “Bức tường Việt Nam” nhìn xuống. Chắn giữa dòng sông là cột thạch nhũ khổng lồ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.