Anh nông dân thủ đô chơi trội: Đi Tây học nuôi lợn sạch A – Z

Đức Thịnh Thứ năm, ngày 15/06/2017 07:05 AM (GMT+7)
Anh Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX Hoàng Long đã từng 2 lần đi Đức và Hà Lan học cách chăn nuôi lợn sinh học theo chuỗi. Qua những chuyến đi Tây, anh đã vận dụng sáng tạo cho trang trại mình, giúp tiết kiệm được 60% chi phí tiền điện trong mùa đông, giảm 45% thuốc thú y và xây dựng thương hiệu thịt lợn sinh học A – Z.
Bình luận 0

HTX nuôi lợn Hoàng Long có diện tích 2,2 ha - đây vốn đất là cánh đồng trũng ở Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Năm 2007, anh Long rủ thêm 4 người là anh em, bạn bè cùng chung chí hướng góp vốn xây dựng trang trại nuôi lợn với diện tích 2,2 ha. Ban đầu, trang trại nhập 160 con nái (ông, bà) ở Viện Chăn về nuôi.

img

Sau khi đi Đức, anh Long đã di chuyển nhà để xe cho cán bộ, công nhân HTX vốn ở trong trang trại thì nay để ở ngoài trại, để hạn chế dịch bện cho vật nuôi.

Khi mới khởi nghiệp, HTX gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, nhất là mùa đông gió lùa lợn ốm cả đàn. Những kinh nghiệm học được từ các chủ trang trại ở trong nước chưa đủ, anh Long lặn lội sang tận Đức năm 2015 và năm 2016 lại sang Hà Lan để học hỏi, tìm kiếm những phương pháp, kỹ thuật mới của nước bạn.

img

Tại cổng vào trang trại được lắp đặt hệ thống khử trùng, mọi người phải thay trang phục của trang trại trước khi vào thăm trại.

Anh Long cho hay, ở các nước bạn, họ đầu tư rất bài bản, từ khâu thiết kế, xây dựng chuồng trại đến kỹ thuật quản lý, chăm sóc, phối giống… Hơn nữa, các trang trại thường tập trung ở những khu vực rất lý tưởng cho chăn nuôi. Mỗi trang trại họ cũng chỉ nuôi vài nghìn con như nhiều trang trại ở Việt Nam, chứ nuôi đến vài chục nghìn con thì rất ít. Qua những chuyến đi đó, anh đã học hỏi được nhiều và áp dụng thành công một số phương pháp phù hợp với mô hình trang trại của HTX Hoàng Long.

img

HTX đầu tư dây chuyền phối trộn thức ăn sinh học gồm các loại gạo, cám, mì, ngô, đỗ tương được ủ lên men trong 24 giờ. Với quy mô đàn lợn 430 con nái, gần 4.000 lợn thương phẩm, HTX đã chủ động khoảng 80% thức ăn.

Cụ thể, như trong 10 ngày đi Đức năm 2016, anh Long học được cách quản lý, cũng như kỹ thuật, xây dựng chăn nuôi lợn hiệu quả. Mặc dù điều kiện Việt Nam không thể làm được như bên Đức, song anh Long đã vận dụng sáng tạo vào trang trại của mình. Theo đó, có 2 điểm mới cơ bản là: Thứ nhất anh Long đã đầu tư 2 hộp thông gió ở mỗi dãy chuồng tạp độ thông thoáng cho chuồng nuôi về mùa đông và mát về mùa hè.

img

img

img

Lợn được giết mổ trong nhà lạnh của HTX, sau đó đưa vào kho bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong 8 giờ đồng hồ rồi mới đem ra lóc thịt thành phẩm.

Thứ 2, anh Long nâng cấp trần chống nóng bằng bạt tráng nhôm 2 mặt sang trần bằng inox; trên mặt trần và dưới mái tôn đều có xốp chống nóng, kết hợp dàn mát. Nhờ vậy nhiệt độ mùa hè giảm được 7 – 9 độ C so với ngoài trời. Qua đó đã tiết kiệm được 60% chi phí tiền điện và đàn lợn lớn nhanh, không ốm yếu giảm 45% thuốc thú y. Còn chuyến đi Hà Lan vào tháng 8.2016, anh Long học hỏi được rất nhiều về kỹ thuật giết mổ, chế biến và nhất là kỹ thuật cấp đông bảo quản thịt lợn.

img

Anh Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX Hoàng Long (thứ 3 bên trái) giới thiệu thịt lợn sinh học A – Z với đoàn công tác Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Đức

img

Sẵn địa phương có truyền thống làm giò chả nổi tiếng, một phần thịt lợn được xay, chế biến thành giò, chả, xúc xích ngay tại HTX

img

Các khu đường chạy trong trang trại được đổ bê tông, phủ mát bằng không gian xanh của các tán cây sấu, sưa.

Trở về nước, HTX đầu tư hệ thống giết mổ, chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến cuối năm 2016, chuỗi thịt lợn sinh học A - Z (tức là chủ động từ con giống, thức ăn, đến giêt mổ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ) của HTX Hoàng Long đi vào hoạt động cũng là lúc giá lợn hơi giảm sâu nhất trong lịch sử. Nhờ hệ thống cửa hàng thực phẩm A - Z nên hiện tại HTX đã chủ động tiêu thụ được trên 30% sản lượng lợn đơn vị nuôi ra mỗi tháng với giá bán bình quân 110.000 đồng/kg thịt lợn thành phẩm và 150.000 đồng/kg giò, chả. Qua đó, giúp HTX Hoàng Long tiếp tục cầm cự, duy trì được thời gian dài hơn rất nhiều so với các trang trại chỉ chăn nuôi đơn thuần.

Theo anh Long, điểm khác biệt lớn nhất giữa lợn sinh học A – Z so với lợn thông thường là nguyên liệu cho ăn không dùng cám công nghiệp và không sử dụng thuốc kháng sinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem