Bà Nguyễn Phương Hằng hai quốc tịch, có ảnh hưởng đến quá trình tố tụng?

Quang Trung Chủ nhật, ngày 17/04/2022 11:40 AM (GMT+7)
Bà Nguyễn Phương Hằng đang có 2 quốc tịch, là Việt Nam và Cộng hòa Cyprus. Việc bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch có ảnh hưởng đến quy trình tố tụng hay kết quả điều tra vụ án hay không?
Bình luận 0

Bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch 

Như Dân Việt đã thông tin, liên quan đến việc điều tra, xử lý bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam), hiện cơ quan chức năng cũng đã lập lý lịch tư pháp bị can của Nguyễn Phương Hằng.

Việc lập lý lịch tư pháp bị can là hoạt động điều tra để làm rõ về lai lịch, nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội.

Bà Nguyễn Phương Hằng hai quốc tịch, có ảnh hưởng đến quá trình tố tụng? - Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Phương Hằng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ảnh: CACC

Theo đó, bị can Nguyễn Phương Hằng từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh ngày 26/1/1971, người từng đứng ra tố cáo Đ.Đ.G - một nhân vật khá thân tín của trùm xã hội đen Năm Cam (đã bị tử hình), cách đây hơn 20 năm.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng vào năm 2010.

Ngoài ra, theo tìm hiểu, bị can Nguyễn Phương Hằng đang có 2 quốc tịch là Việt Nam và Cộng hòa Cyprus.

Sau thông tin này, nhiều độc giả đặt câu hỏi, việc bị can Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch có ảnh hưởng đến quy trình tố tụng hay kết quả điều tra vụ án hay không?

Bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch có ảnh hưởng đến vụ án?

Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định, đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Cụ thể, đối với người Việt phạm tội có 2 quốc tịch, nguyên tắc xử lý như sau: Người phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Trong trường hợp nước họ mang quốc tịch thứ 2 mà quốc gia này áp dụng chế độ bảo hộ công dân và nước này có ý kiến can thiệp, lúc đó sẽ giải quyết theo một trong hai trường hợp.

Thứ nhất, nếu người đó thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao sẽ được giải quyết theo tòa án quốc tế, áp dụng theo con đường miễn trừ ngoại giao.

Nếu không được miễn trừ, vẫn được giải quyết bình thường, như một người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam thì do pháp luật Việt Nam xử lý.

Do vậy, người phạm tội trước hết vẫn được xác định là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Trong trường hợp quốc gia mà người Việt Nam mang quốc tịch thứ 2 có áp dụng chế độ bảo hộ công dân và đồng thời Chính phủ nước đó có ý kiến can thiệp, lúc này sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự để giải quyết.

Từ phân tích trên, luật sư Hòe cho rằng, trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch và cơ quan công an có đủ căn cứ xác định phạm tội và bản thân bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Bộ luật hình sự, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng Bộ luật hình sự của Việt Nam để xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem