Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hai trại nuôi lươn sinh sản, ương lươn giống của anh Nguyễn Thanh Phương ở xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo anh Phương, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều đến việc tiêu thụ lươn giống.
Không phải nhu cầu mua lươn giống sụt giảm mà bởi việc thực hiện giãn cách xã hội nên khó có thể vận chuyển lươn giống đi xa.
Hiện trại còn tồn đọng khoảng 400.000 con lươn giống các loại.
Anh Nguyễn Thanh Phương cho biết, để có lươn giống bán quanh năm như hiện nay, anh tạo môi trường cho lươn sinh sản nhân tạo.
Qua tài liệu nghiên cứu, tham quan mô hình nuôi lươn không bùn, kết hợp với kinh nghiệm theo dõi chu kỳ sinh sản của lươn tự nhiên, anh Phương làm ao cho lươn sinh sản bằng bạt, diện tích đáy bể lót bạt là 20 - 25m2.
Trong bể nuôi lươn, anh Phương cho nắn những viên đất sét và xếp đặt để làm tổ cho lươn bố mẹ. Cùng lúc đó, anh cho thả lục bình vào bể để tạo môi trường mát mẻ cho lươn.
Đặc biệt, anh Phương thiết kế hệ thống tưới phun mưa tự động trong bể nuôi lươn sinh sản để làm mưa nhân tạo. "Cho lươn sinh sản trái vụ thành bại là ở hệ thống tưới tự động này", anh Phương chia sẻ.
Trong tự nhiên, lươn sinh sản vào mùa mưa, khoảng tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9.
Chính việc làm mưa nhân tạo khiến lươn cái "tưởng nhầm" đến mùa sinh sản. Lươn cái sẽ chui ra khỏi hang phối giống và tìm nơi đẻ trứng.
Sau một tuần làm mưa nhân tạo, lươn cái bắt đầu đẻ trứng rộ.
Khi lươn đẻ trứng xong, anh Phương cho thu trứng và ương nhân tạo.
Anh Phương cho biết, nghề ương lương giống khó nhất là giai đoạn ấp trứng.
Quá trính này muốn thành công đòi hỏi người ương giống phải theo dõi lượng trứng sát sao.
Khi lươn giống nở, chế độ thức ăn cho lươn giống cũng kỳ công. Tùy từng giai đoạn lươn giống phát triển mà có thức ăn cũng khác nhau.
Sau khi lươn giống nuôi được 2 tháng tuổi, đạt kích cỡ 500 con/kg, anh Phương xuất bán.
"Với phương pháp cho lươn cái đẻ tự nhiên và đưa trứng vào ương nhân tạo, con giống thu được khỏe hơn, ương nuôi nhanh lớn và đặc biệt là giảm được công ấp trứng", anh Phương cho biết.
Cũng theo anh Phương, việc thành công trong ương lươn nhân tạo, giúp anh chủ động con giống, hạ giá thành và giúp cho nông dân nông dân có nguồn lươn giống chất lượng.
Hiện, mỗi tháng anh Phương cung cấp ra thị trường khoảng 200.000 con lươn giống. Trung bình, mỗi con lươn giống anh Phương bán tại trại là 5.000 đồng/con.
Khoảng 70% lươn giống, anh Phương bán cho nông dân ở các tỉnh, thành.
Anh Phương cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện việc tiêu thụ lươn giống chủ yếu là khách cũ.
Theo anh Phương, lươn là con vật lưỡng tính. Khi mới nở, tất cả lươn đều là giống cái. Tuy nhiên, khi lớn lên, một số lươn sẽ chuyển sang giống đực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.