Bà Rịa-Vũng Tàu huy động hơn 3.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, "xoáy" vào các mục tiêu cụ thể

Trần Cửu Long Thứ bảy, ngày 20/05/2023 18:01 PM (GMT+7)
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2023, với mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM mới nâng cao và kiểu mẫu.
Bình luận 0

Cụ thể, tỉnh phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; TP.Vũng Tàu và huyện Côn Đảo được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2022; huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023…

Quyết tâm lên nông thôn mới kiểu mẫu

TP.Bà Rịa đang huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí quốc gia hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Từ năm 2022 tới nay, TP.Bà Rịa đã đầu tư nâng cao các tiêu chí NTM và NTM nâng cao, nhất là các nhóm tiêu chí thuộc hạ tầng kinh tế, xã hội tại 3 xã là Hòa Long, Tân Phước, Tân Hưng. 

Thành phố phấn đấu đến năm 2024, 3 xã này đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Nâng chất nông thôn mới Bà Rịa-Vũng Tàu - Ảnh 1.

Sản phẩm thanh long của huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được phân hạng OCOP. Ảnh: NHA MẪN

Tính đến tháng 5/2023, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 47/47 xã đạt chuẩn NTM, 30/47 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; đối với cấp huyện, 6/8 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn NTM.

Để đạt mục tiêu nói trên, TP.Bà Rịa đầu tư mạnh các mô hình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều công việc mới có thu nhập cao cho người dân địa phương; xây dựng và tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. 

Hiện, thu nhập bình quân đầu người tại 3 xã NTM nâng cao của TP.Bà Rịa đạt hơn 62 triệu đồng/năm. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được nâng cao.

Huyện Đất Đỏ cũng đang phấn đấu trở thành huyện NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, tổng vốn đầu tư chương trình NTM của huyện Đất Đỏ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Tỷ lệ kênh mương kiên cố đạt hơn 95%; hơn 95% diện tích sản xuất nông nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa; 50% diện tích trồng hoa màu, cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới và bón phân tự động… 

Thu nhập bình quân của người dân 6 xã cơ giới hóa của huyện đạt hơn 60 triệu đồng/năm; huyện không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia…

Theo UBND huyện Đất Đỏ, huyện đang triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành huyện cơ giới hóa kiểu mẫu, như: Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư toàn diện, đồng bộ với chất lượng cao cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực về kinh tế, xã hội. 

Tiếp tục xác định lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm với định hướng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo chuỗi liên kết sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra nhằm tăng giá trị hàng hóa và giải quyết việc làm cho lao động địa phương…

3.000 tỷ nâng chất xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng cơ giới hóa năm 2023 trên địa bàn tỉnh được "xoáy" vào những mục tiệu rất cụ thể. 

Theo đó, trong năm 2023, tỉnh phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn cơ giới hóa nâng cao là xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc), các xã Xuân Sơn, Bình Giã, Bình Trung (huyện Châu Đức), xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) nâng tổng số xã đạt chuẩn cơ giới hóa nâng cao toàn tỉnh lên 35/47 xã. 5 xã đạt chuẩn cơ giới hóa kiểu mẫu là xã An Nhứt, An Ngãi (huyện Long Điền), xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức), xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc). 

TP.Vũng Tàu và huyện Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn cơ giới hóa, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cơ giới hóa năm 2022. Huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn cơ giới hóa nâng cao năm 2023. Đồng thời, tỉnh sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng cho 30 sản phẩm OCOP của các địa phương trong năm 2023, nâng tổng số sản phẩm OCOP của toàn tỉnh là 119 sản phẩm.

UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương, trên cơ sở đó tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm định kỳ thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

Để thực hiện đạt các mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong năm 2023, tổng nguồn vốn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần huy động là hơn 3.071 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh gần 536 tỷ đồng (17,44%), vốn lồng ghép hơn 807 tỷ đồng (26,28%), vốn tín dụng hơn 1.190 tỷ đồng (38,74%), vốn doanh nghiệp hơn 272 tỷ đồng (8,85%), huy động đóng góp của nhân dân 266 tỷ đồng (8,66%).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem