Nỗ lực vì tình cảm
Anh Vũ Đăng Khoa, ở Hàm Nghi, phường Trại Chuối, Hải Phòng đã vài lần phải chuyển viện cấp cứu cho vợ là Hà Thị Ngân. Anh cho biết: “Vợ tôi bị bại liệt não, điều trị tại Bệnh viện (BV) Việt Tiệp (Hải Phòng) hơn tháng thì BV cho chuyển lên BV Bạch Mai (Hà Nội) tiếp tục điều trị tháng rưỡi. Giờ vợ tôi lại về BV Việt Tiệp để điều trị tiếp. Nếu tính chi phí đi lại, mỗi lần chuyển viện cũng tốn 3-4 triệu đồng. Nhưng may mắn chúng tôi được BV cho xe chở đi nên đỡ nhiều, nếu không thì đành chờ chết”. Gia đình anh hiện thuộc diện đặc biệt khó khăn, con mới vài tháng tuổi phải ở nhà ông bà nuôi, còn anh mấy tháng nay ở viện nuôi vợ. “Từ trước đến nay, tôi không thấy ai phổ biến chính sách hỗ trợ đi lại cho bệnh nhân nghèo, bệnh nặng, ngay cả BV cũng chẳng phổ biến, các bác sĩ cho xe đưa đi Hà Nội là tôi cảm ơn lắm rồi”- anh nói.
Bệnh nhân nghèo điều trị tại khoa Thận Nhân tạo- Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội chưa có ai được hưởng hỗ trợ đi lại và tiền ăn khi chuyển tuyến.
Tuy nhiên, chuyến xe mà bệnh nhân Hà Thị Ngân được hỗ trợ lại không phải theo Quyết định 14. Phó Trưởng phòng Hành chính tổng hợp BV Việt Tiệp - bác sĩ Nguyễn Thị Hải cho biết: “Tôi có biết quyết định này là hỗ trợ 0,2 lít xăng/km cho những bệnh nhân thuộc trường hợp bệnh nặng và đặc biệt khó khăn trong quá trình chuyển tuyến. Nhưng hiện nay, chúng tôi không biết bệnh nhân nào được hưởng chế độ này vì chưa triển khai. BV đã giúp không ít chuyến xe chở bệnh nhân đặc biệt khó khăn trong quá trình chuyển viện. Nhưng đó là quỹ hỗ trợ mang tính chất tình cảm của BV, còn về hỗ trợ theo chính sách bảo hiểm thì chưa có ai được hưởng”.
Điều lo lắng là không ít người nghèo không có thông tin, không được tiếp cận với chính sách ưu việt này của tỉnh. Bà Mai cho biết: “Các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh sẽ phải có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân biết về chính sách này. Tại các BV đều phải treo các bản hướng dẫn lớn tại nơi khám chữa bệnh, cổng ra vào để bệnh nhân biết thông tin”.
|
Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Hải cho biết, để thanh toán tiền xăng xe trong quá trình chuyển viện phải cần đến hóa đơn đỏ nhưng không mấy lái xe xuất được hóa đơn, rồi lại phải lấy chữ ký của bệnh nhân, chữ ký của lái xe… “Trong lúc chuyển viện rối bời, tính mạng của bệnh nhân đặt lên hàng đầu thì còn ai quan tâm đến vài lít xăng hỗ trợ. Tôi thấy các BV tuyến huyện cũng chung tình trạng này, thậm chí cả người dân và BV cũng chẳng ai biết chính sách này là thế nào…”- bác sĩ Hải nói.
Ông Nguyễn Văn Hiệu -Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTBXH Hải Phòng) cũng khẳng định hiện Sở chưa có số liệu nào về những bệnh nhân thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ hỗ trợ đi lại, ăn… trong quá trình chuyển tuyến. Phía Bảo hiểm xã hội Hải Phòng thì cho biết chỉ nắm tổng chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, không có số liệu chi tiết từng khâu như hỗ trợ chuyển tuyến.
Mất cơ hội chữa bệnhTại các tỉnh miền núi phía Bắc, người nghèo được một số tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tiền ăn khi đi khám bệnh, trong khi chính sách chính thức thì vẫn chưa được triển khai. Chẳng hạn như tỉnh Lai Châu có hơn 250.000 người nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Tiếng là được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn 95% viện phí nhưng nhiều người nghèo vẫn chịu bệnh tật, không có cơ hội để hưởng quyền ưu tiên của mình. Lý do rất đơn giản là họ không có tiền di chuyển lên huyện, lên tỉnh khám bệnh. Hiện nay, một số dự án nước ngoài vẫn hỗ trợ người nghèo 15.000 đồng tiền ăn/người/ngày. Tuy nhiên, do không lo được tiền đi lại nên không ít người bệnh đành nằm nhà...
Ông Nguyễn Công Huấn - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu bày tỏ: “Quyết định 14 là chính sách rất nhân văn, chúng tôi mong muốn được tiếp tục triển khai Quỹ 139 sửa đổi theo Quyết định 14. Tuy nhiên, Quyết định 14 thì quy định lấy kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm y tế. Nhưng Luật Bảo hiểm y tế lại quy định chỉ chi trả tiền điều trị và tiền thuốc. Không có điều nào quy định hỗ trợ người nghèo tiền đi lại, tiền ăn, tiền điều trị bệnh hiểm nghèo. Do đó, địa phương vẫn dài cổ ngóng thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế mới có thể triển khai”.
Theo khảo sát của NTNN, đã có một số tỉnh, thành ra văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 14 trên địa bàn tỉnh mình, như tỉnh Hà Giang (QĐ số 1205/2013); Thanh Hóa (QĐ số 2760); Bình Định (QĐ số 1921/2013), Bến Tre (QĐ số 23/2013), Quảng Bình… Tuy nhiên, khi triển khai, các tỉnh còn phải trông chờ vào Sở Tài chính và chờ có nguồn quỹ. Còn nhiều tỉnh khác thì chưa khởi động…
|
Sơn La là tỉnh triển khai khá sớm Quyết định 14. Theo bà Nguyễn Thị Ban Mai – Phó Giám đốc Sở Y tế Sơn La, tỉnh này đã có quyết định tái “khởi động” Quỹ 139 từ tháng 4.3013. Tuy nhiên, quyết định này mới có hiệu lực từ 1.9 nên các BV trên địa bàn cũng mới rục rịch triển khai. “Chúng tôi chần chừ ban hành quyết định là để chờ Bộ Y tế có hướng dẫn thực hiện cụ thể”.
Trước đó, người nghèo ở Sơn La được hưởng lợi từ Dự án Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (gọi tắt là HEMA) nhưng dự án này chỉ triển khai tại các BV tuyến huyện. Còn Quyết định 14 sẽ triển khai cả ở BV tỉnh và bệnh nhân chuyển tuyến đi T.Ư. “Mỗi quý, Dự án HEMA chi khoảng hơn 1 tỷ đồng cho các bệnh nhân tuyến huyện, nếu Quỹ 139 được triển khai thì số tiền hỗ trợ có thể lên gấp đôi”- bà Mai ước tính.
Như vậy, ngay cả ở các tỉnh triển khai sớm nhất, tới giờ người nghèo cũng khó tiếp cận.
Bùi Hương - Diệu Linh (Bùi Hương - Diệu Linh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.