Trước đây, trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học đã cố gắng đi tìm khả năng tồn tại của đại dương trên sao Hỏa nhưng không thể chứng minh được. Một số nhà nghiên cứu khác mặc dù tìm thấy bằng chứng đã xảy ra vụ sóng thần nhưng cũng không thể tìm thấy bất cứ miệng núi lửa nào hay các dấu hiệu về đại dương để khẳng định kết luận này.
Tuy nhiên, trong một nỗ lực mới của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Italia, Mỹ, cả hai câu hỏi lớn này dần được giải đáp.
Nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã tìm thấy những bằng chứng về sự tồn tại của cả đại dương và miệng núi lửa trên sao Hỏa.
Các hình ảnh có độ phân giải cao trước đây đã cho thấy những vết tích của một trận lũ lụt cổ đại đã xảy ra, tạo ra những địa hình trũng ở phía Bắc Arabia Terra trên sao Hỏa. Nhóm nghiên cứu này giải thích, thực tế có những hiện tượng này là do một tiểu hành tinh đã rơi xuống sao Hỏa và gây ra một vụ sóng thần lớn. Nơi tiểu hành tinh rơi xuống được phát hiện là một miệng núi lửa mang tên Lomonosov.
Miệng núi lửa Lomonosov nằm ở phía Bắc sao Hỏa có thể là vết tích của một vụ sóng thần tạo ra những đợt sóng cao tới hàng trăm mét và để lại các đống đất lớn.
Nếu hành tinh đó rơi xuống đại dương trên sao Hỏa, nó sẽ tạo ra các cơn sóng thần, một cơn xuất hiện ngay khi hành tinh rơi xuống, cơn thứ hai xảy ra từ bên trong lòng sao Hỏa do bề mặt bị nén chặt. Vì thế, trên bề mặt sao Hỏa hiện nay có những rặng sóng và vết lún “hình ngón tay cái” là do như vậy, các nhà khoa học viết.
Bên cạnh đó, họ cũng đã sử dụng mô hình tính toán truyền sóng để chứng minh cho tuyên bố của mình. Kết hợp với các dữ liệu về sự tồn tại của đại dương trên sao Hỏa, sự bay hơi cũng như sự phát triển khí hậu và thủy văn, các nhà nghiên cứu này cho rằng có những dấu hiệu tồn tại sự sống trên sao Hỏa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.