Đánh giá trên được
Strategypage đưa ra trong một bài viết đăng tải vào ngày 16.2.2014, nhân bình luận sự kiện một phi công Ấn Độ đã hạ cánh thành công chiến đấu cơ MiG-29K trên INS Vikramaditya lần đầu tiên vào đầu tháng 2 vừa qua.
Strategypage cho biết, lần hạ cánh này của phi công Ấn Độ có một phi công Nga ngồi ở ghế sau để tư vấn và hạ cánh không có vấn đề trục trặc gì xảy ra. Nhưng đây không phải lần đầu một chiếc MiG-29K hạ cánh trên tàu Vikramaditya. Trước đó vào tháng 7.2013, khi còn ở biển của Nga, một phi công Nga đã thử nghiệm cất cánh và hạ cánh MiG-29K rồi cả Su-35 trên boong tàu.
Tàu sân bay Vikramaditya
Tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ sử dụng hệ thống STOBAR (cất cánh cự ly ngắn và dùng cáp hãm đà khi hạ cánh), đơn giản có giá thành sản xuất và bảo trì rẻ hơn so với các hệ thống cáp trước đó. Trên boong tàu có thể triển khai với 16 máy bay MiG29K và 12 trực thăng. Dù trước đấy vào những năm 1980, Ấn Độ đã sử dụng các máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay là loại Harrier. Nhưng với MiG-29, nước này lại trở lại sử dụng máy bay cất cánh cố định thông thường trên tàu sân bay. Song những loại máy bay đó có thể mang theo nhiều vũ khí và chứa nhiều nhiên liệu hơn so với máy bay cất cánh thẳng đứng.
Tuy nhiên,
Strategypage cho rằng, ngoài việc Vikramaditya được chuyển giao cho Ấn Độ quá muộn vào năm 2012, tức 8 năm sau cuộc đàm phán bắt đầu do vấn đề tài chính, thì còn do vô số vấn đề trục trặc của con tàu khiến cho việc sửa chữa nó có vẻ như “một quá trình vô tận”.
Thậm chí cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển vào năm 2012 vẫn có những vấn đề trục trặc liên quan đến động cơ và một số vấn đề khác được tìm thấy khiến nó phải mất 6 tháng liền để sửa chữa. Con tàu đã giao muộn trong khi chi phí lại tăng lên gấp đôi với dự kiến. Câu chuyện này chứng tỏ sự thiếu năng lực, làm việc kém chất lượng và quản lý đóng tàu kém. Thậm chí theo tiêu chuẩn của Nga thì dự án Vikramaditya thuộc loại “một mớ hỗn độn khổng lồ”.
Strategypage tiết lộ thêm, ngoài những trục trặc động cơ được xem là một lỗ hổng lớn thì cuộc thử nghiệm 2012 ngoài khơi biển phía Bắc (Barents Sea) của Nga lại không thông báo thêm bất kỳ vấn đề trục trặc lớn nào khác. Trong khi đó, hệ thống an toàn động cơ, chẳng hạn như hệ thống phát hiện nhiệt độ quá nóng và tự động tắt động cơ trước những nguy cơ được thông báo hoạt động tốt. Nhưng sau những cuộc thử nghiệm đầu tiên của MiG-29 trên tàu thì hệ thống cách nhiệt của động cơ của con tàu lại được xây dựng lại.
Được biết, Vikramaditya có tải trọng 45.000 tấn, ban đầu là tàu sân bay lớp Kiev của Nga hoạt động trong giai đoạn 1987-1995 nhưng phải ngừng vì Hải quân Nga không đủ khả năng duy trì hoạt động cho con tàu. Nó được rao bán vào năm 2005 cho Ấn Độ với giá cuối cùng trên 2,3 tỷ USD để biến Kiev thành Vikramaditya. Chiếc tàu mới về đến Ấn Độ vào đầu tháng 1.2014. Hải quân Ấn Độ sẽ phải mất 2 năm để tìm hiểu vận hành hệ thống tàu sân bay này và dự định đưa vào hoạt động chính thức đầy đủ trong tháng 7.2014.
Văn Biên (theo Strategypage) (Văn Biên (theo Strategypage))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.