Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ

Hồng Cẩm Thứ sáu, ngày 12/05/2023 10:23 AM (GMT+7)
Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Kinh lá Buông" tại Chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).
Bình luận 0


Clip: Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ. Clip: Hồng Cẩm

Tham dự hội thảo Khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông" có đại điện Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh An Giang và các sở ban ngành liên quan; Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Giám hiệu trường Đại học KHXH&NV; Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và các Hòa thượng, Thượng tọa, trụ trì, sư sãi các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer tại khu vực ĐBSCL…

Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 2.

Đại biểu tham dự hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông". Ảnh: Hồng Cẩm

Theo Ban tổ chức Hội thảo, Người Khmer có tiếng nói và chữ viết, riêng hệ thống kinh sách được sử dụng theo hệ ngữ Pali. Từ đó ngữ hệ Pali tiếp biến vào ngôn ngữ Khmer, làm cho ngôn ngữ Khmer đa dạng và phong phú. Về chữ viết, người Khmer đã ghi chép trên bia đá, lá Buông (satra), sau này là giấy. Những ghi chép này phản ánh quan niệm, những suy nghĩ, những kinh nghiệm về cuộc sống vật chất và tinh thần của nhiều thế hệ.

Kinh lá Buông chứa đựng nội dung giáo lý của Phật giáo, triết học, Kinh nghiệm sống, văn thơ, những mẩu truyện dân gian đúc kết lại. Ngoài ra, Kinh lá Buông còn ghi chép lại những khía cạnh về cuộc sống văn hóa, xã hội của người Khmer từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Kinh lá Buông được xem như một quyển sách, ghi lại những thông tin, lưu giữ và bảo tồn văn hóa bản địa.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 3.

Kinh lá Buông chứa đựng nội dung giáo lý của Phật giáo, triết học, Kinh nghiệm sống, văn thơ, những mẩu truyện dân gian đúc kết lại... Ảnh: Hồng Cẩm

Trong Phật giáo, Kinh lá Buông lưu giữ lại Tam tạng kinh điển, Satra Sêch-sa, Satra Pra-vê-ni, Phật tích, truyện ngắn liên quan đến đức Phật, và được dùng phổ biến trong các buổi thuyết pháp nhân dịp lễ lớn nhỏ theo truyền thống Phật giáo.

Kinh lá buông là tài sản vô giá chứa đựng giá trị về văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào của người Khmer được truyền từ đời này sang đời khác.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 4.

Trong Phật giáo, Kinh lá Buông lưu giữ lại Tam tạng kinh điển, Satra Sêch-sa, Satra Pra-vê-ni, Phật tích, truyện ngắn liên quan đến đức Phật... Ảnh: Hồng Cẩm

Theo Tiến sĩ Bùi Thị Ánh Vân – Đại học KHXH&NV, cho biết: Đến nay, một số chùa Khmer ở Nam bộ vẫn còn lưu giữ được những cuốn kinh với chất liệu giấy làm từ lá cây Buông. Điều này đem đến sự ngạc nhiên và thú vị cho nhiều người yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa Khmer nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng.

Tuy nhiên, để có được tấm giấy lá Buông với màu sắc và độ bền như mong muốn, đòi hỏi người thợ Khmer phải chăm sóc từ khi cây mới trồi lên đọt lá non và rất cẩn trọng trong các thao tác chọn lá. Trong hành trình đầu tiên sáng tạo nên cuốn kinh Phật thiêng liêng ấy, tất yếu, người Khmer không thể thiếu vắng các nghi thức tôn giáo.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 5.

Tại hội thảo có hàng chục bài phát biểu tham luận các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, Trư Tăng, Trư Tôn Đức và các nhân sĩ, trí thức xoay quanh việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Hồng Cẩm

Kinh lá Bối du nhập vào An Giang cách nay khoảng 800 năm và Phật giáo Nam tông Khmer nối tiếp truyền thống chép Kinh lá Buông cách đây khoảng 700 năm.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông

Tại hội thảo này, các địa biểu tham luận để nêu rõ: Bối cảnh ra đời Sas-tra Slâc Rít "Sách lá buông"; quá trình phát triển kinh lá buông và những bộ sưu tập kinh cổ viết trên lá buông ở các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang; Kinh lá buông - di sản văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ; Giá trị văn hóa nghệ thuật phật giáo của người Khmer An Giang qua nghệ thuật chế tác Kinh lá Buông.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 6.

Những bài tham luận tại hội thảo góp phần đưa kinh lá buông của Việt Nam vào bản đồ các nghiên cứu về sách viết lá trên thế giới. Ảnh: Hồng Cẩm

Đồng thời, các đại biểu cũng tham luận để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kinh lá buông như: kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho công tác bảo tồn và quảng bá di sản "kinh lá buông" ở tỉnh An Giang; Phát huy giá trị văn hóa kinh lá buông trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer ở An Giang hiện nay; Bảo tồn và phát huy Kinh lá buông - di sản văn hóa, lịch sử, tôn giáo của người Khmer Nam Bộ…

Tuy nhiên trải qua rất nhiều năm tháng, thời gian và những tác động của môi trường, khí hậu, con người là cho những bản Kinh lá buông có từ xa xưa đang dần bị hư hoại. Đồng thời, những nghệ nhân chế tác kinh lá buông không còn nhiều, những kỹ thuật xử lý nguyên vật liệu và khắc chữ trên lá buông đã dần mai một nên các bản Kinh lá Buông không còn nhiều. 

Chính vì vậy việc nghiên cứu về các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy kỹ thuật chế tác, khắc chữ trên lá buông cũng như giữ gìn các bản Kinh lá Buông đã có là điều rất cần thiết hiện nay…

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá Buông của người Khmer Nam Bộ - Ảnh 7.

Bàn viết Kinh lá Buông trưng bày tại Chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Ảnh: Hồng Cẩm

Phát biểu tại Hội thảo TS. Phan Thanh Định, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, cho rằng: "Hội thảo đã thu hút sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, Trư Tăng, Trư Tôn Đức và các nhân sĩ, trí thức quan tâm.

Các tham luận gửi về hội thảo là sự đóng góp quý giá làm sáng tỏ thêm, không chỉ là vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản Kinh lá Buông, mà còn chỉ ra những phương pháp hữu hiệu để phát huy giá trị di sản; đồng thời góp phần vào các kho tàng, công trình nghiên cứu quốc tế; đưa Kinh lá Buông của Việt Nam vào bản đồ các nghiên cứu về sách viết lá trên thế giới".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem