Nhiều quốc gia trên thế giới xem thuốc lá thế hệ mới (TLTHM), bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá ngậm snus,… như một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, mục tiêu giảm tác hại chỉ đạt được những điểm sáng khi TLTHM được kiểm soát chặt chẽ bằng luật.
TLĐT không phải "cửa ngõ" dẫn đến việc hút thuốc lá điếu
Public Health England (PHE) – cơ quan y tế cao nhất tại Anh() xác nhận, TLĐT không phải là cửa ngõ khiến giới trẻ hút thuốc lá điếu thông thường. Các quốc gia sớm quản lý TLĐT như Anh, Mỹ, Thụy Sỹ, Đức, Nhật… cũng đồng thuận với quan điểm này.
Action on Smoking and Health (ASH), một tổ chức kiên trì chống hút thuốc ở Anh cũng kết luận sau 5 khảo sát lớn thực hiện với thanh thiếu niên từ độ tuổi 11 - 16 trong khoảng năm 2015 - 2017: "Không có bằng chứng cho thấy TLĐT đã làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở nhóm tuổi này. Trên thực tế, tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ đã giảm đáng kể từ khi TLĐT xuất hiện trên thị trường".
TLĐT không phải là cầu nối dẫn đến việc hút thuốc lá điếu, nhưng vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ
Tại Pháp, nghiên cứu năm 2020 chỉ ra, trong số những người Pháp từng hút thuốc ở độ tuổi 17, những người chưa từng hút thuốc có xu hướng hút thuốc lá điếu cao hơn so với những người đã thử dùng TLĐT.
Là thị trường tiêu thụ TLLN lớn nhất thế giới, Nhật Bản là quốc gia châu Á điển hình chứng minh rằng quản lý TLTHM càng sớm thì hiệu quả càng cao trong việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận. Cụ thể, nghiên cứu với quy mô trên 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Y tế Nhật Bản ủy quyền thực hiện đã cho thấy, việc sử dụng TLLN ở giới trẻ cực kỳ thấp và thấp hơn nhiều so với thuốc lá điếu.
Tại Việt Nam, thuốc lá điếu vẫn là mối de doạ lớn nhất đối với sức khoẻ thanh thiếu niên, vì việc mua bán quá dễ dàng. Tuy nhiên, con số hơn 2,6% học sinh từng tiếp xúc với TLĐT lậu là điều đáng báo động, do vậy cần sớm đưa tất cả các sản phẩm TLTHM có mặt trên thị trường vào quản lý, với chính sách cụ thể, chặt chẽ như cách thế giới đang làm.
Giảm tác hại, nhưng TLTHM vẫn cần được kiểm soát bởi luật
Những tranh cãi xung quanh khả năng giảm tác hại của TLTHM so với thuốc lá điếu đốt cháy dường như ngày càng ít đi, khi ngày càng có nhiều đánh giá và nghiên cứu độc lập từ các tổ chức uy tín như FDA Hoa Kỳ, Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Viện Đánh giá Nguy cơ Liên bang Đức (BfR), Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản,… Kết luận từ các nghiên cứu này là, hàm lượng các tác nhân gây hại và có tiềm năng gây hại chính trong các sảm phẩm TLTHM đã qua kiểm nghiệm là giảm rõ rệt so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Nghiên cứu mới nhất của Đại học King’s College Luân Đôn, Anh đã kết luận, việc dùng công nghệ làm nóng sẽ kiểm soát được nhiệt độ để không xảy ra quá trình đốt cháy, và do đó các sản phẩm TLTHM dù vẫn thải ra các chất gây hại nhưng ở hàm lượng thấp hơn khoảng 95% so với thuốc lá điếu.
Các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản thì phát hiện rằng "mức phơi nhiễm với khí hơi (aerosol) từ TLLN trong một phòng kín hút thuốc ở điều kiện thông thường thì được đánh giá là có thể chấp nhận được, vì nguy cơ ung thư trọn đời của TLLN được kỳ vọng là dưới là 1/100.000 (mức độ an toàn - VSD). Mức này thấp hơn ba bậc so với thuốc lá điếu thông thường trong cùng điều kiện."
Tuy nhiên, để TLTHM tiếp cận đúng đối tượng, là người trưởng thành đang hút thuốc lá điếu muốn chuyển đổi sang sản phẩm giảm tác hại, lời giải chung của các quốc gia tiến bộ nói trên đều là:
- Sớm đưa TLTHMH vào quản lý dưới luật;
- Đặt ra những quy định riêng cho TLTHM, dựa trên bản chất từng loại sản phẩm;
- Quy định hạn chế đối với một số thành phần đưa vào dung dịch chứa nicotine đối với TLĐT hệ mở;
- Phối hợp với nhà sản xuất chính danh để ứng dụng công nghệ xác định độ tuổi người mua.
Ngoài ra, một số thành phần bị cấm đưa vào dung dịch chứa nicotine, bao gồm vitamin, chất kích thích như caffein hoặc taurine, chất tạo màu và chất hóa học gây ung thư, gây đột biến và độc tính sinh sản ở dạng chưa cháy.
Quan trọng hơn, để ngăn chặn những hệ lụy ngoại ý của bất kỳ biện pháp nào, sự can thiệp của pháp luật và minh bạch trong thông tin tuyên truyền đến người dân đóng vai trò trọng yếu. Giáo sư Sức khỏe Tâm lý, Khoa Khoa học Hành vi & Sức khỏe, Viện Dịch tễ và Y tế Anh, ông Lion Shahab nhận định: "Để bảo vệ giới trẻ một cách đúng đắn, chúng ta cần cung cấp thông tin chính xác (về tiềm năng giảm tác hại cũng như tác động ngoại ý), và hành lang pháp lý kiểm soát sản phẩm phù hợp là chìa khóa quan trọng. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng nguy cơ của việc sử dụng TLTHM là ít quan trọng hơn nhiều trong bối cảnh thuốc lá điếu vẫn còn được bày bán và sử dụng rộng rãi. Do đó, cung cấp sản phẩm giảm nguy cơ là con đường đúng đắn trong tương lai cho nhóm dân số hút thuốc lá này."
Thực tế về lợi ích giảm tác hại thuốc lá từ TLTHM đã được chứng minh và áp dụng trên nhiều nước và đã cho những kết quả khả quan đáng ghi nhận. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn còn chần chừ chưa đưa các sản phẩm này vào quản lý chính thức. Điều này do tác động của một số ngoại lực từ các quan điểm trái chiều của các tổ chức chống thuốc lá. Thế nhưng, khi chiến lược "Bỏ thuốc hay là chết" đã thể hiện sự kém hiệu quả và xa rời thực tiễn, thì liệu đã đến lúc các nước cần quyết đoán trong việc lựa chọn một giải pháp thiết thực hơn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước sự độc hại của thuốc lá điếu?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.