Bất bình đẳng giới trong ngành điện ảnh Hàn Quốc

Thứ tư, ngày 08/03/2023 12:28 PM (GMT+7)
Số lượng phụ nữ hoạt động trong ngành điện ảnh Hàn Quốc ngày càng có xu hướng "thụt lùi".
Bình luận 0

Ngày 7/3, Hội đồng điện ảnh Hàn Quốc (Kofic) đã công bố một báo cáo về sự bất bình đẳng giới trong ngành điện ảnh Hàn Quốc. Theo đó, nữ đạo diễn chỉ chiếm 20,2%, nữ sản xuất là 31,4%, nữ biên kịch  chiếm 28,6% và nữ quay phim chỉ vỏn vẹn 11,4% vào năm 2022. Điều đáng chú ý, những con số này đều giảm 2% theo từng năm.

"Nhiều người nghĩ rằng, không có gì khó khăn trong việc làm ra một bộ phim hoặc bất cứ chương trình nghệ thuật nào khác khi bạn là nữ. Nhưng thực sự, nữ giới đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong ngành công nghiệp điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung", Kim Sun-a, Chủ tịch của Women In Film Korea, đồng thời là giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại Đại học Dankook nói.

Cô cho rằng, đại dịch dường như là thời điểm các nữ đạo diễn có thể dang rộng đôi cánh, nắm bắt cơ hội sánh vai cùng các ông lớn trong ngành.

Bất bình đẳng giới trong ngành điện ảnh Hàn Quốc

Bất bình đẳng giới trong ngành điện ảnh Hàn Quốc - Ảnh 1.

Một cảnh trong bộ phim "Hommage" ra mắt năm 2021 của nữ đạo diễn Shin Su-won. (Ảnh: IT).

"Số lượng phim của các đạo diễn nữ và phim về phụ nữ trong thời kỳ đại dịch đã tăng nhẹ. Nguyên nhân một phần bởi các tác phẩm quy mô lớn và phim bom tấn bị hoãn lại, nhường chỗ cho các phim độc lập nhỏ hơn. Đáng buồn thay, tín hiệu vui đó không kéo dài", cô tiếp tục.

Hậu đại dịch, phim của các đạo diễn nam tăng trở lại, từ 128 phim năm 2020 lên 160 phim năm 2022. Trong số 30 phim Hàn Quốc có doanh thu cao nhất năm ngoái, không phim nào của đạo diễn nữ.

Một phần của điều này có thể là do phim kinh phí thấp hoặc phim có chủ đề nữ quyền không có sức hút đại chúng.

Bên cạnh đó, báo cáo của Kofic cũng chỉ ra rằng, không chỉ số lượng giám đốc điều hành nữ đang giảm. Các số liệu cho thấy ngay, cả những bộ phim nhỏ, hãng phim địa phương cũng thiếu đa dạng về giới.

Chỉ 10 trong số 30 phim Hàn Quốc có doanh thu cao nhất phát hành năm ngoái, tương đương 35,7%, vượt qua bài kiểm tra Bechdel, một thước đo đại diện cho phụ nữ trong phim do tác giả người Mỹ Alison Bechdel phát triển. Bài kiểm tra Bechdel theo dõi một bộ phim có ít nhất hai người phụ nữ nói chuyện với nhau về chủ đề ngoài nam giới, nhằm mục đích xem liệu nhân vật nữ có phải chỉ xuất hiện để làm nền cho nam chính hay không.

Theo báo cáo của Kofic, có 39,3% phim Hàn Quốc top doanh thu cao nhất năm 2022, có nhân vật nữ rơi vào khuôn mẫu được các nhân vật nam "cứu rỗi", cư xử thiếu quyết đoán và gây phiền hà cho người khác và chỉ phục vụ mục đích.

Con số này cũng đã giảm dần nhưng lại tăng đột biến trong kết quả năm ngoái, có lẽ là do sự gia tăng của các bộ phim có câu chuyện lấy nam giới làm trung tâm của các đạo diễn nam vốn thường rập khuôn các nhân vật nữ.

"Điều cần thiết là xã hội phải coi phụ nữ cũng như đàn ông trong bất kỳ ngành nghề gì", Shin Su-won, nữ đạo diễn đã thực hiện hơn 6 phim truyện và có tác phẩm Circle Line (2012) được mời tham dự Liên hoan phim quốc tế Cannes và Berlinale nói.

Đinh Đang (JongAng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem