Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Người dân mưu sinh dưới chân trạm biến áp, bốt điện. Thực hiện: Song Phúc.
Không khó để bắt gặp những dòng chữ cảnh báo trên các trạm biến áp, bốt điện "cấm lại gần có điểm nguy hiểm chết người" hay "khu vực có điện cấm bán hàng cấm để xe họp chợ cấm đổ rác cấm tập trung đông người" trên phố Thủ đô.
Mặc dù Luật Điện lực đã quy định rõ, nghiêm cấm các hành vi kinh doanh tại các trạm biến áp, bốt điện, bảng cảnh báo nguy hiểm, tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, nhiều người dân vẫn vô tư sinh hoạt, bán hàng ngay bên cạnh bốt điện. Họ bất chấp quy định là khoảng cách nhà ở của người dân phải cách trạm biến áp từ 3m đến 6m tùy theo điện áp của từng của trạm.
Nhiều năm buôn bán cốm tại chân một trạm điện áp đường Xuân Thủy, bà Nguyễn Thị Thanh thản nhiên chia sẻ: "Nếu không bán ở đây cũng không có chỗ nào khác để bán. Tôi bán cốm ở đây mấy chục năm rồi . Vẫn biết là nguy hiểm, nhưng vì công việc mưu sinh nên tôi đành phải chấp nhận".
Không chỉ có những tiểu thương nhỏ như bà Thanh mới trưng dụng bốt điện để kinh doanh đỡ nhằm giảm chi phí thuê mặt bằng mà ngay cả những cửa hàng kinh doanh gần bốt điện cũng tận dụng khu vực này để phơi đồ, để đồ đạc. Thậm chí, một số người còn hút thuốc ngay cạnh nơi này bất chấp nguy hiểm rình rập.
Là tài xế Grab đang đỗ xe ngay cạnh bốt điện trên dọc đường Hồ Tùng Mậu, anh Trần Văn Giáp không quan tâm đến sự nguy hiểm bên cạnh mình. Anh Giáp cho hay: "Đỗ xe ở gần đường, gần trường học mới có khách được chứ. Tôi dừng ngay cạnh bốt điện một tí rồi đi, mấy người ở đây ai cũng vậy, mà tôi có thấy ai bị giật điện đâu mà lo".
Không chỉ là vô tư buôn bán, nhiều người còn tận dụng không gian vị trí ở dưới chân bốt điện hay là trạm biến áp để treo đồ dùng cá nhân. Mặc dù đã có biển cảnh báo nhưng nhiều người vẫn coi các khu vực này là không gian lý tưởng để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Hiện nay đa phần các hộ kinh doanh xung quanh bốt điện trụ điện hay trạm biến áp thường chưa tìm hiểu, cập nhật kiến thức, chủ quan trong việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Là bảo vệ của một cửa hàng gần bốt điện trên dọc đường Cầu Giấy, ông Nguyễn Tiến Thìn (52 tuổi) chia sẻ: "Quanh trạm biến áp có thể khả năng rò điện khi trời mưa ẩm ướt, cháy nổ khi nắng nóng. Nếu khi chập cháy xảy ra bốt điện phóng điện sẽ đe dọa trực tiếp từ tính mạng của người bán và khách hàng. Bởi vậy không chỉ riêng tôi mà nhiều người dân cũng rất lo ngại khi thấy người dân kinh doanh ngay cạnh bốt điện".
Bên cạnh đó, theo ông Thìn, việc giữ khoảng cách tối thiểu cho mình và hàng hóa với các cột điện, trụ điện tùy theo yêu cầu của đơn vị điện lực cũng không mấy người dân quan tâm.
"Có thể thấy rõ chuyện cảnh báo nguy hiểm vẫn chỉ xuất phát từ một phía của ngành điện lực còn việc có tuân thủ, thực hiện hay không lại chủ yếu nằm ở ý thức của người dân", ông Thìn bộc bạch.
Theo ông Ngọc Quang, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, từ trước đến nay, có những sự cố liên quan đến điện để lại hậu quả vô cùng thương tâm. Việc những người dân đang liều mình đánh cược mạng sống để buôn bán kinh doanh ngay cạnh các bốt điện là vô cùng nguy hiểm và tai nạn thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
"Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng xảy ra nhiều vụ chống cháy liên quan đến bốt điện, trạm điện. Vì vậy người dân cần có ý thức cao hơn trong việc tuân thủ các quy định an toàn khi gần trạm biến áp bên cạnh đó cũng rất cần sự vào cuộc quyết định của ngành chức năng và chính quyền địa phương", ông Quang nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.