Bất ngờ phát hiện lỗ đen 'tàng hình' đầu tiên trong Dải Ngân hà

Lê Phương (RT) Thứ hai, ngày 07/02/2022 11:00 AM (GMT+7)
Các nhà thiên văn học cho biết lỗ đen này không nhìn thấy được, vì vậy họ phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó đối với ánh sáng truyền qua không gian xung quanh.
Bình luận 0
Bất ngờ phát hiện lỗ đen 'tàng hình' đầu tiên trong Dải Ngân hà - Ảnh 1.

Lỗ đen mới được các nhà khoa học phát hiện. Ảnh: AFP

Mới đây, các nhà thiên văn học từ Viện Khoa học quản lý Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland đã công bố một nghiên cứu. Nhóm tuyên bố rằng đây là lần đầu tiên họ xác định được một lỗ đen "tàng hình" trong dải Ngân hà. Kailash Sahu, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, báo cáo rằng nhóm của ông đã phát hiện và đo khối lượng của ngôi sao này.

Nghiên cứu được gửi cho Tạp chí Vật lý Thiên văn. Khám phá được thực hiện với sự trợ giúp của Kính viễn vọng Không gian Hubble.

Lỗ đen được cho là di chuyển với tốc độ khoảng 45km/giây và nằm cách Trái đất khoảng 5.200 năm ánh sáng. Các nhà khoa học tin rằng lỗ đen được đẩy vào không gian khi ngôi sao mẹ của nó phát nổ, nhờ vậy nên nó mới có tốc độ cao bất thường.

Lỗ đen không thể được phát hiện trực tiếp vì không nhìn thấy được. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu hiệu ứng của nó đối với không gian. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy ánh sáng phát ra từ một ngôi sao ở xa bay qua trường hấp dẫn của lỗ đen. Các nhà thiên văn học cho biết họ đã ghi nhận sự biến dạng của ánh sáng, chính điều này đã thuyết phục nhóm rằng nó đang đi qua trường hấp dẫn của một lỗ đen.

Trên thực tế, hiện tượng trường hấp dẫn gây ra độ cong của không thời gian (hay còn gọi là hiện tượng vi hấp dẫn) thường được sử dụng để xác định các thiên thể ở xa.

Ngoài việc phát hiện ra lỗ đen, các nhà nghiên cứu còn tính toán được khối lượng gần đúng của nó - khoảng gấp 7,1 lần Mặt trời.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem