Luật sư Hoàng Anh Sơn cho biết, theo quy định pháp luật, hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng có 02 loại: Hợp đồng cho vay có kỳ hạn và không có kỳ hạn, trong mỗi loại lại có trường hợp vay có lãi và vay không có lãi. Tùy từng loại hợp đồng tương ứng sẽ có quy định về quyền đòi lại tài sản khác nhau.
Đối với câu hỏi trên thuộc trường hợp cho vay có kỳ hạn, căn cứ Khoản 3 Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 Nghĩa vụ của bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước hạn trừ trường hợp quy định tại Điều 470 hoặc luật khác có quy định khác.
Đối chiếu với quy định tại Điều 470 BLDS về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn cho thấy:
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác"
Như vậy, bên vay được quyền đòi lại tài sản vay trước kỳ hạn trong trường hợp đây là hợp đồng vay không có lãi và được bên vay đồng ý. Nếu vay có lãi thì bên vay không có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn.
Ngoài ra, nếu các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.