Dãy số này đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim như “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi - 1995), “Finding Nemo” (Đi tìm Nemo - 2003), “A Bug’s Life” (Thế giới côn trùng - 1998), “Up” (Vút bay - 2009), “Brave” (Công chúa tóc xù - 2012), phim hoạt hình nhiều tập “The Simpsons” (Gia đình Simpsons - Từ 1989), “American Dad” (Ông bố kiểu Mỹ - Từ 2005), phim điện ảnh “Hunger Games: Catching Fire” (Đấu trường sinh tử: Bắt lửa - 2013)… Bí mật nào ẩn sau dãy số này?
Sự thật A113 là số phòng học tại Học viện Nghệ thuật California - một ngôi trường nổi tiếng dành cho các sinh viên theo đuổi nghệ thuật điện ảnh. Chính tại phòng học A113 này, thế hệ đầu tiên của những người làm phim hoạt hình ở Hollywood đã học được những bài học đầu tiên về thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình.
Bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi - 1995) và dãy số A113.
A113 xuất hiện trên chiếc máy ảnh chụp hình dưới nước sử dụng trong phim “Finding Nemo” (Đi tìm Nemo - 2003).
A113 xuất hiện trên miếng dán ở tai chú chuột từng sống trong phòng thí nghiệm của phim “Ratatouille” (Chú chuột đầu bếp - 2007).
Đạo diễn từng giành giải Oscar - Brad Bird - đã sử dụng dãy số A113 trong hầu hết các bộ phim hoạt hình của mình, trong ảnh là một cảnh phim trong “The Incredibles” (Gia đình siêu nhân - 2004).
Trong phim “WALL-E” (Robot biết yêu - 2008), A113 đóng vai trò là một mật mã.
Trong số những sinh viên xuất sắc từng học tại Học viện Nghệ thuật California, từng ngồi trong phòng học “huyền thoại” A113, có nhiều người sau này đã gắn bó được với nghề và sản xuất ra nhiều bộ phim hoạt hình, điện ảnh nổi tiếng. Đối với họ, A113 giống như một mật mã để ra ám hiệu cho những đồng môn, đồng nghiệp khác biết rằng tôi từng học ở A113, Học viện Nghệ thuật California.
Đạo diễn Brad Bird của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như “The Incredibles” hay “Ratatouille” chính là người đầu tiên nghĩ ra việc đưa dãy số A113 lên phim hồi năm 1987 trong bộ phim truyền hình “Amazing Stories” (1985-1987).
Theo thống kê, dãy số A113 đã xuất hiện trong ít nhất 45 bộ phim hoạt hình, điện ảnh và cả trò chơi điện tử.
Bất cứ khi nào bạn thấy dãy số A113 xuất hiện trong một chương trình nào đó, điều đó có nghĩa là trong ê-kíp sản xuất chương trình có một học viên từng học tại phòng A113 của Học viện Nghệ thuật California.
Những cựu nam sinh xuất sắc của học viện, từ trái sang phải: các nhà làm phim Pete Doctor, Andrew Stanton, John Lasseter… Họ cùng xuất hiện trước cửa phòng học A113.
Khóa học tốt nghiệp năm 1975 của học viện có các đạo diễn John Lasseter, Brad Bird, John Musker.
Không chỉ xuất hiện trong phim hoạt hình, dãy số này còn xuất hiện trong những bộ phim điện ảnh có sử dụng nhiều kỹ xảo như “Terminator: Salvation” (Kẻ hủy diệt 4: Cứu rỗi - 2009) hay “Mission: Impossible - Ghost Protocol” (Nhiệm vụ bất khả thi 4: Nghị định thư ma - 2011).
Các nhà làm phim Andrew Stanton, John Laseter, Pete Docter cùng xuất hiện bên ngoài phòng A113 của học viện.
A113 xuất hiện trong “Cars” (Vương quốc xe hơi - 2006).
Trong “Up” (Vút bay - 2009), A113 xuất hiện trên tấm biển đề số phòng ở tòa án.
Trong “The Princess and the Frog” (Công chúa và chàng ếch - 2009), A113 là số hiệu chiếc xe điện.
Trong “Monsters University” (Lò đào tạo quái vật - 2013), A113 là số phòng học.
Trong “A Bug’s Life” (Thế giới côn trùng - 1998), A113 xuất hiện trên một chiếc thùng gỗ.
Dân trí (Theo Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.