Bí ẩn nữ phi công Mỹ mất tích 81 năm cuối cùng cũng có lời giải

Trà My - Mirror Thứ hai, ngày 30/07/2018 20:25 PM (GMT+7)
Nữ phi công Amelia Earhart biến mất trong khi đang bay vòng quanh thế giới vào năm 1937.
Bình luận 0

img

Nữ phi công Mỹ Amelia Earhart

Sự biến mất của nữ phi công Mỹ Amelia Earhart là một trong những bí ẩn chưa được giải mã lớn nhất trong lịch sử.

Nhưng các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng họ đã có lời giải cho việc tại sao Earhart biến mất trong khi đang bay vòng quanh thế giới năm 1937, theo Mirror.

Earhart, 39 tuổi, đã trở thành phi công nữ đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương 5 năm trước khi mất tích. Người ta tin rằng cô rơi xuống biển sau khi máy bay gặp vấn đề động cơ.

Các chuyên gia Mỹ vừa phân tích các cuộc gọi khẩn cấp cuối cùng của Earhart, hé lộ những gì thực sự xảy ra.

img

Earhart, 39 tuổi, đã trở thành phi công nữ đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương vào năm 1932

Chuyên gia Ric Gillespie, thuộc Nhóm Phát hiện Máy bay Lịch sử Quốc tế (IGHAD) có trụ sở tại Mỹ, tin rằng ông có bằng chứng cho thấy Earhart gặp nạn và hạ cánh trên một hòn đảo ở nam Thái Bình Dương. Cô gửi tín hiệu radio kêu cứu trong gần một tuần và sau đó máy bay trôi ra biển khiến cô không thể làm điều này nữa, theo chuyên gia.

Gillespie, người nghiên cứu vụ mất tích trong hơn 30 năm, cho biết các cuộc gọi khẩn cấp được phát hiện bởi các tổng đài trên khắp thế giới khiến hải quân khởi động nhiệm vụ giải cứu khổng lồ.

Gillespie nói với CBS News: "Tàu chiến phải mất một tuần để đến đó. Lúc đó tín hiệu radio đã dừng lại. Khi các máy bay bay qua đảo, họ không nhìn thấy máy bay nào khác bên dưới".

Gillespie cho biết cuộc gọi khẩn cấp cũng được người dân tình cờ nghe thấy qua radio cách hòn đảo hàng nghìn km. Người dân ở các bang của Mỹ như Florida, Iowa, Texas hay Canada đều nói họ phát hiện tín hiệu kêu cứu của nữ phi công.

Một phụ nữ ở Canada cho biết cô nghe thấy giọng nói: “Chúng tôi đã lao xuống nước… Chúng tôi không thể giữ lâu hơn nữa”.

img

Chuyên gia tin rằng Earhart đã gặp nạn và hạ cánh trên một hòn đảo ở nam Thái Bình Dương

Gillespie và các đồng nghiệp trong IGHAD cũng xem xét lại bộ xương được phát hiện năm 1940 trên bãi biển của đảo Nikumaroro, quốc gia Kiribati.

Họ nghĩ rằng đây là xương của Earhart khi cô phải sống những ngày cuối đời mắc kẹt trên đảo giữa Thái Bình Dương.

Nghiên cứu toàn diện về khu vực Nikumaroro cho thấy dấu vết của lửa đốt và xương cá.

“Có một chương cuối cùng trong cuộc đời của Earhart mà mọi người không biết. Cô ấy đã dành nhiều ngày, có thể nhiều tháng, vật lộn một cách anh hùng để tồn tại”, Gillespie nói.

Tuy nhiên, chính quyền Anh bác bỏ giả thuyết này sau khi một bác sĩ kết luận rằng xương là của đàn ông vì chiều dài cẳng tay của bộ xương lớn hơn mức trung bình.

img

Sự biến mất của Earhart là một trong những bí ẩn chưa được giải mã lớn nhất trong lịch sử.

IGHAD hiện đang xem xét lại các kết luận của bác sĩ, so sánh tỷ lệ xương cánh tay và cẳng tay với ảnh chụp Earhart. Họ thấy rằng hai tỷ lệ này "gần như giống hệt nhau".

IGHAD nhờ chuyên gia hình ảnh pháp y Jeff Glickman để tư vấn. Ông Glickman đã kiểm tra chiều dài hai xương của Earhart dựa trên ảnh và thấy tỷ lệ này là 0,76.

Con số này gần giống với tỷ lệ của bộ xương: là 0,756 – lớn hơn mức trung bình của một phụ nữ sinh vào cuối thế kỷ XIX.

Phát hiện này củng cố cho suy đoán rằng Earhart hạ cánh an toàn xuống Nikumaroro sau khi máy bay trục trặc.

Sự biến mất của Earhart đã làm dấy lên cuộc tìm kiếm trên khắp Thái Bình Dương trong nhiều năm và làm nổi lên nhiều thuyết âm mưu, bao gồm cả giả thuyết cô sống sót và có danh tính mới.

Báo cáo cuối cùng về MH370 tiết lộ thông tin gây tranh cãi?

Người đứng đầu cuộc điều tra máy bay MH370 mất tích nói bản báo cáo cuối cùng có thể bao gồm cả các “thông tin gây...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem