Thu mua bông lúa non
Thời gian gần đây, người dân ở xã Đại Hòa Lộc (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) bàn tán xôn xao về việc có một thương lái đến mua lúa đang trổ bông rồi cắt đem đi thay vì phải chờ đến khi lúa chính.
Gặp PV NTNN, ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1969) - người dân trong xã Đại Hòa Lộc vừa bán hơn 2.000m2 (2 công) lúa đang trổ bông cho thương lái nói: “Tôi chỉ biết mặt chứ không biết rõ thương lái. Người này tạm trú ở đây nhưng nghe đâu quê ở TP.HCM. Khoảng tháng trước, khi ruộng lúa của tôi đang trổ bông thì ổng đến hỏi mua”.
Sau khi bàn bạc, ông Tuấn chấp nhận bán “mão” (bán cả ruộng) với giá 5 triệu đồng. Ngay sau đó, người thương lái cho hai nhân công đến ruộng cắt bông lúa non rồi chở về TP.HCM.
Ông Tuấn bên ruộng đã bán bông lúa non cho thương lái, hiện ruộng này đang lên chét. ảnh: Huỳnh Xây
“Vị thương lái kêu tôi tự ước tính sẽ thu hoạch được bao nhiêu giạ lúa, giá tiền muốn bán rồi nói cho ông biết. Tôi thấy nếu để lúa chín bán thì cũng được số tiền tương tự nên đồng ý luôn. Hơn nữa, lúa của tôi cũng không tốt lắm, bán như vậy sẽ đỡ tốn thêm chi phí thuê người cắt” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn nói thêm: “Do thương lái chỉ cắt bông lúa non nên đến cuối vụ tôi còn vớt vát được thêm vài giạ lúa chét cho gà, vịt ăn”.
Ngoài ông Tuấn, ông Lê Quốc Dũng ngụ cùng xã Đại Hoà Lộc cũng bán 4 công lúa với khoảng một tấn bông lúa non cho thương lái. “Mặc dù, thấy cách mua khá lạ nhưng do giá cả hợp lý, không khác hơn so với lúa lúc chín, lại không phải tốn công thu hoạch sau này nên tôi đồng ý bán sớm” - ông Dũng cho biết.
Theo ông Phan Tấn Đạt - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hòa Lộc, thương lái mua bông lúa non của hai hộ dân trên tên là Dương Văn Ba, khoảng 60 tuổi. Người này tạm trú khoảng một năm nay trên địa bàn xã. Những ngày gần đây, ông Ba không có mặt tại địa phương, căn nhà mà ông hay tạm trú cũng thường xuyên khóa cửa.
Ngoài bông lúa non, ông Đạt cho biết, ông Ba còn ngỏ ý mua luôn gốc rạ của người dân nói để làm thuốc nam. Nhiều năm qua, người dân xã Đại Hoà Lộc chỉ làm một vụ lúa trong năm.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Việc ông Ba mua bông lúa non khiến dư luận nghi ngờ, thậm chí có người cho rằng, việc thu mua bông lúa non có
Không riêng gì mua bông lúa non, thời gian gần đây tại các tỉnh, thành ĐBSCL, tình trạng thương lái mua nông sản theo kiểu "lạ" thường xuyên xảy ra. Cụ thể, như tỉnh Cà Mau xảy ra việc thương lái đến nhà dân tận thu đọt, nhánh, lá nhàu, tại một số địa phương khác, thương lái cũng lùng mua lá mãng cầu, cau non. |
điều gì đó ẩn khuất, hoặc để bán lại cho thương lái Trung Quốc.
UBND huyện Bình Đại đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan quan tâm tuyên truyền, nâng cao cảnh giác. Ngoài ra, UBND huyện Bình Đại cũng chỉ đạo các xã, thị trấn chỉ đạo công an các xã, thị trấn nắm chắc tình hình, nếu có trường hợp tương tự như trên, báo cáo về Chủ tịch UBND huyện để chỉ đạo, tránh ảnh hưởng đến kinh tế và tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.
Trao đổi với PV, đại diện công an huyện Bình Đại cho hay, ông Ba quê huyện Nhà Bè, TP.HCM đến sinh sống tại xã Đại Hòa Lộc nhưng chưa đăng ký tạm trú. Từ tháng 11.2018, ông Ba liên hệ với một số người dân tại xã Đại Hòa Lộc để mua bông lúa non về cung cấp cho một công ty ở quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Ông Lê Văn La - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Đại cho biết, sau chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện, ngành nông nghiệp đang phối hợp các cơ quan chức năng tìm hiểu mục đích mua bông lúa non của thương lái trên, đồng thời khuyến cáo người dân cân nhắc, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến sản xuất lâu dài.
“Việc lấy lúa non làm thuốc tôi mới chỉ nghe nói chứ vẫn chưa có thông tin chính xác. Tuy nhiên, trước mắt, tình trạng thu mua bông lúa non đã gây xôn xao dư luận và chúng tôi đang theo dõi diễn biến tình hình” - ông La nói.
Theo ông La, huyện Bình Đại có khoảng 1.500ha diện tích đất trồng lúa mùa cùng 3.000ha cây ăn trái. Vài năm trước đây, một số thương lái cũng đến địa phương mua lá mãng cầu để làm thuốc. Còn riêng việc mua bông lúa non thì chưa từng có.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.