Có thể nói thời gian gần đây các tin đồn thất thiệt về hiện tượng bắt cóc trẻ em diễn ra khá rầm rộ, nhiều người còn thêm thắt cho câu chuyện thêm “ly kỳ” nhằm thu hút người xem, câu “like” trên mạng xã hội. Thực tế nhiều vụ việc không có thực hoặc chưa được kiểm chứng cụ thể nhưng đã gây hoang mang, lo lắng trong xã hội.
Ảnh minh họa.
Hệ lụy từ những tin đồn thất thiệt hoặc cố tình thêm thắt, “làm quá” lên cùng với một số trường hợp bắt cóc trẻ em là có thật đã làm cho người dân rất “nhạy cảm” và phản ứng quyết liệt, thái quá, đôi khi cực đoan với thông tin này.
Thậm chí, chỉ cần một người nào đó tri hô, thông tin có vụ việc bắt cóc trẻ em là lập tức đám đông giận dữ truy bắt, đánh đập dã man người khác mà không cần xác định có thật hay không?
Nhiều vụ việc, người dân đi chơi xa, lạ đường khi gặp trẻ em dừng lại để hỏi thăm cũng bị “vu” cho tội... bắt cóc trẻ em và bị người dân địa phương bắt giữ, đánh đập, có khi “thừa sống, thiếu chết”!
Đây còn là biểu hiện khủng hoảng về niềm tin của người dân trước các vấn nạn, hành vi tội ác ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay.
Qua vụ việc gây chết người hết sức nghiêm trọng này, bên cạnh việc điều tra, trừng phạt kẻ có hành vi quá côn đồ, manh động, vô cớ sát hại anh B thì vấn đề cấp bách được đặt ra là phải xử lý thật nghiêm những kẻ đưa tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, gây hậu quả tiêu cực, đau lòng.
Điều này góp phần ngăn chặn tình trạng đưa tin thất thiệt, giật gân về tình trạng bắt cóc trẻ em, kèm theo tình tiết “ly kỳ” không có thật, vì mục đích xấu, gây hại cho người khác, làm mất trật tự, an ninh xã hội.
Ngoài ra, người dân cũng cần hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin về các vụ nghi ngờ bắt cóc trẻ em để có hướng xử lý phù hợp, đúng đắn. Tuyệt đối không để bị kẻ xấu lợi dụng, kích động hoặc quá cố chấp, cực đoan khi giải quyết vụ việc liên quan nhằm tránh hệ lụy tiêu cực cho chính mình và gây họa cho người dân lương thiện khác.
Trở lại vụ án thương tâm kể trên, nếu đối tượng Điền bình tĩnh, kiềm chế, cùng anh B phân giải, vẫn chưa tin tưởng thì có thể đưa nhau đến cơ quan có thẩm quyền để xác minh thông tin đúng sai, vì việc này khá đơn giản. Như vậy, sẽ không có kết cục đau lòng, khi người lương thiện bị sát hại, kẻ lại phải chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách... vô lối, lãng xẹt!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.