Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Bình Dương đang bước vào trạng thái bình thường mới và nới lỏng giãn cách, đây là điều kiện để doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất sau thời gian dài bị đứt gãy do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp băn khoăn về việc các địa phương vẫn chưa thống nhất, quy định rõ ràng về việc lưu thông qua các chốt kiểm dịch.
Nhiều công nhân, lao động đến nhà máy để làm việc nhưng khi qua chốt vẫn bị yêu cầu nhiều loại giấy tờ khiến doanh nghiệp không xử lý kịp. Bên cạnh đó, việc giải quyết hồ sơ cho các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam còn chậm, người lao động ngoại tỉnh chưa thể vào Bình Dương để tiếp tục công việc.
Ông Mai Thanh Tuyền-Chủ tịch công đoàn công TNHH Shyang Hung Cheng kiến nghị, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cần có những chỉ đạo rõ ràng, cụ thể trong việc nới lỏng, tạo điều kiện cho người lao động di chuyển qua các chốt kiểm dịch để đến công ty làm việc và trở về nhà.
Một số doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp ở TP.Dĩ An và TX.Tân Uyên kiến nghị, tạo điều kiện cho công nhân ở các "vùng xanh" được vào khu công nghiệp làm việc thuận tiện hơn.
Bên cạnh việc lưu thông, nhiều doanh nghiệp còn kiến nghị cần phải sớm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho công nhân để sớm phủ "xanh" toàn nhà máy. Ngoài ra, cần chấp nhận giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của các doanh nghiệp khi làm test nhanh cho công nhân.
Đại diện công ty sơn mài Đồng Tâm cho rằng, nếu doanh nghiệp bỏ chi phí ra test Covid-19 cho công nhân thì chỉ tốn 120.000 đồng/người và có giấy chứng nhận trong vòng 72 giờ, nhưng khi công nhân đến các cơ sở y tế test Covid-19 thì lại tốn ít nhất 350.000 đồng/người.
"Chúng tôi mong muốn tỉnh Bình Dương công nhận kết quả xét nghiệm nhanh của các doanh nghiệp để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp cũng như công nhân khi làm việc trở lại", đại diện công ty sơn mài Đồng Tâm bày tỏ.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch công đoàn công ty TNHH Hài Mỹ đề nghị tỉnh Bình Dương dành nguồn vaccine cho người lao động đang thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ", để người lao động cảm thấy được quan tâm, được ưu tiên khi tham gia sản xuất và họ yên tâm làm việc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng kiến nghị có thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là nữ lao động nuôi con nhỏ; mong muốn nhà nước có chính sách giảm thuế, giảm tiền điện và tiền nước để phần nào đó giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng chi phí trong hoạt động sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, nếu phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thì chỉ cần khoanh vùng, phong toả tại khu vực nơi phát hiện trường hợp F0, chứ không phong toả toàn bộ nhà máy như trước đây.
Sau khi nghe đại diện các doanh nghiệp trình bày kiến nghị, ông Nguyễn Hoàng Thao-Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương nhấn mạnh, qua buổi gặp gỡ này, lãnh đạo tỉnh sẽ đánh giá được thực chất, khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp và người lao động.
Bình Dương sẽ tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong tình hình cấp bách hiện nay cũng như lâu dài. Ông Thao cũng mong muốn các doanh nghiệp và người lao động tiếp tục nêu cao tinh thần phòng, chống dịch Covid-19 vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.