Bình Phước: Nông dân méo mặt vì sâu đục thân hoành hành vườn điều

Hải Nguyên Thứ ba, ngày 18/12/2018 06:30 AM (GMT+7)
Sau 2 vụ mất mùa liên tiếp do bệnh khô cành, cháy lá, bọ xít, muỗi, thán thư... năm nay, nhiều người trồng điều ở Bình Phước lại phải đối phó với sâu đục thân.
Bình luận 0

Trước đây, vườn điều của gia đình bà Điểu Thị Phương (ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng) thường cho năng suất khá cao, nhưng hiện nhiều cây không thể đâm chồi, trổ bông vì sâu đục bên trong khiến nhiều cành bị khô, mục.

img

Người trồng điều cần phải chủ động và duy trì thường xuyên các lớp tập huấn và phòng trừ sâu, bệnh. 
Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Hà Hồng Tuyên - Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, ngoài nguyên nhân thời tiết, tập quán canh tác cũ, ít áp dụng khoa học kỹ thuật là điểm yếu lâu nay trong sản xuất điều. Đa số các vườn điều bị sâu bệnh đều là giống cũ, già, bị thoái hóa nên sức đề kháng kém, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Toàn xã có hơn 7.400ha điều nhưng gần như vườn điều nào cũng bị sâu đục thân phá hoại. Sâu đục thân sinh sản với số lượng lớn nên khó xử lý dứt điểm dù đã cắt tỉa cành bị bệnh đem đốt; xịt, rửa vườn; bơm thuốc vào thân...

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, diện tích điều cả nước từ năm 2007 - 2015 liên tục giảm từ 440.000ha xuống còn 290.000ha. Dự kiến, năm 2018 đạt 302.000ha; cho thu hoạch 283.800ha.

Diện tích điều già cỗi, sâu bệnh, sinh trưởng kém, năng suất thấp chiếm khoảng 80.000ha tại khu vực Đông Nam bộ, trong khi diện tích điều trồng bằng giống mới chỉ đạt 32,3% trên phạm vi toàn quốc.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Giám đốc Sở NNPTN cho biết, giai đoạn ra bông, đậu trái quyết định rất lớn đến năng suất, chất lượng của cả vườn điều. Việc phòng trừ sâu đục thân, đục cành phải được làm thường xuyên và cùng làm một thời điểm mới đạt hiệu quả cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem