Giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá và TBR97 - Bộ đôi hoàn hảo
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống cho các vụ sau, Trung tâm Dịch vụ - kỹ thuật nông nghiệp huyện Tân Yên đã phối hợp với Tập đoàn ThaiBinh Seed triển khai mô hình thử nghiệm Bộ đôi giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá,TBR97 tại xã Cao Xá (Tân Yên, Bắc Giang).
Do được chuyển gen kháng bạc lá nên giống lúa TBR225 không bị bệnh bạc lá, không bị ảnh hưởng về năng suất như một số giống đại trà khác.
Ông Nguyễn Tú Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Tân Yên cho biết, với cùng một chế độ chăm bón như nhau nhưng bộ đôi giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá, TBR97 có thời gian sinh trưởng, phát triển trung bình ngắn hơn giống đối chứng KD18 từ 4-5 ngày. Thời gian trỗ bông của giống lúa TBR97 kéo dài từ 3-5 ngày nên ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, tỷ lệ trỗ thoát bông đạt đến trên 95%.
Là người trực tiếp gieo cấy, bà Trịnh Thị Thái (thôn Yên, xã Cao Xá) cho hay, so với giống đối chứng, các giống lúa của TBR225 có gen kháng bạc lá, TBR97 của ThaiBinh Seed đều có đặc điểm thấp cây, bản lá rộng.
Giống lúa TBR97 cho lãi cao hợp giống Khang Dân 18 791.000đ/sào (tương đương 22 triệu đồng/ha)
"Đặc biệt là khả năng đẻ nhánh của giống vượt trội hơn cả, đạt trung bình 7 dảnh hữu hiệu/khóm. Trong khi đó giống đối chứng chỉ 6 dảnh hữu hiệu/khóm. Đây có thể nói là một ưu thế nổi trội góp phần tăng năng suất của giống", bà Thái nhận mạnh.
Không chỉ thể hiện những ưu thế trên vùng đất Bắc Giang, mà ngược lên Phú Thọ, với thổ nhưỡng khí hậu khác nhưng các giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá, TBR97 tiếp tục được bà con nông dân đánh giá rất cao.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (Khu Thống nhất, xã Minh Tân, Cẩm Khê, Phú Thọ) chia sẻ, thời tiết vụ mùa 2022 ở Phú Thọ có diễn biến phức tạp. Từ khi cấy đến lúc lúa đẻ nhánh thời thiết nắng nóng, giai đoạn trỗ thì lại gặp mưa lớn kéo dài nên đã làm cho cây lúa chậm phát triển, nhiều diện tích lúa đại trà bị đổ nhiều, đặc biệt là số hạt lép trên bông cao.
"Tuy nhiên đối với 2 giống lúa TBR 225 có gen kháng bạc lá, TBR97 thì vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, số hạt chắc trên bông cao, năng suất cao vượt trội" - ông Tuấn cho hay.
Bộ đôi giống lúa TBR 225 có gen kháng bạc lá và TBR97, đều là giống lúa cảm ôn, thời gian sinh trưởng vụ mùa từ 100-105 ngày, thích ứng rộng, cấy được cả 2 vụ trong năm.
Hiệu quả kinh tế tăng lên 22 triệu đồng/ha
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ), mô hình trình diễn giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá và TBR97 được áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho kết quả rất tốt cả về năng suất và sức sống chịu sâu bệnh.
Với những đặc tính vượt trội bộ đôi giống lúa TBR 225 có gen kháng bạc lá và TBR97, nên được bà con nông dân đề nghị cần mở rộng thêm diện tích sản xuất.
Theo báo cáo của Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Cẩm Khê giống lúa TBR 225 có gen kháng bạc lá và TBR97 có số hạt chắc cao hơn giống đối chứng từ 0,8 – 1,4 tấn/ha.
Về hạch toán kinh tế, bà Ngọc Ánh cho biết, mô hình trình diễn giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá và TBR97 cho lãi cao hợp giống Khang Dân 18 là 334.000- 791.000đ/sào, tương đương 9,2 – 22 triệu đồng/ha.
"Đặc biệt đối với giống TBR 225 có gen kháng bạc lá, mặc dù thời tiết vụ mùa này diễn biến phức tạp, giai đoạn làm đòng đến trỗ liên tục xuất hiện nhiều đợt mưa báo nhưng do được chuyển gen kháng bạc lá vào giống nên không bị bệnh bạc lá, không bị ảnh hưởng về năng suất như một số giống đại trà khác" Bà Ngọc Ánh cho biết thêm.
Đánh giá về chất lượng gạo của bộ đôi giống lúa này, lão nông Nguyễn Văn Tuấn cho hay, giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá có chất lượng gạo ngon, hạt gạo sáng, cơm đậm, mềm, dẻo và thơm nhé.
Với những đặc tính vượt trội về năng suất, hiệu quả kinh tế và chất lượng gạo của bộ đôi giống lúa TBR 225 có gen kháng bạc lá và TBR97, các đại biểu tham quan mô hình đều có chung đề xuất các đơn vị chức năng và ThaiBinh Seed cần mở rộng diện tích sản xuất để thay thế các giống lúa đang bị thoái hóa và nâng cao giá trị kinh tế trong nông nghiệp cho bà con nông dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.