Bộ GDĐT nói gì trước kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo "chạy điểm"?

Tào Nga Thứ năm, ngày 09/02/2023 16:15 PM (GMT+7)
Bộ GDĐT trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về việc nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ. Cử tri cho rằng hiện nay, nhiều tiêu cực nảy sinh trong việc "chạy điểm", "làm đẹp" học bạ ở các nhà trường.
Bình luận 0

Bộ GDĐT cho biết nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về đề nghị nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ, hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc "làm đẹp" học bạ và "chạy điểm" của các nhà trường. Đây cũng là nội dung được dư luận quan tâm, có nhiều tranh cãi về phương thức xét học bạ hiện nay ở các trường đại học. 

Trong công văn trả lời, Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết theo Khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018 quy định tổ chức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo như sau: "Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh".

Bộ GDĐT nói gì trước kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo "chạy điểm"? - Ảnh 1.

Học sinh Hà Nội tham gia tư vấn tuyển sinh năm 2022. Ảnh: Tào Nga

Như vậy, Luật Giáo dục đại học đã quy định các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh. Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ GDĐT (Điều 6 quy định về phương thức tuyển sinh) đã cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục đại học, trong đó cũng chỉ quy định về mặt nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo; đồng thời để các cơ sở giáo dục đại học thống nhất thực hiện trong việc tuyển sinh và quy định Bộ GDĐT chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế. 

Dù điểm học bạ có được sử dụng cho việc xét tuyển đại học hay không, trách nhiệm của các nhà trường phải có biện pháp bảo đảm tin cậy, công bằng, đánh giá đúng kết quả học tập của người học.

Bộ GDĐT nói gì trước kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo "chạy điểm"? - Ảnh 2.

Bộ GDĐT nói gì trước kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo "chạy điểm"? - Ảnh 3.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2022 có 20 phương thức xét tuyển đại học. Trong đó, các trường dành khoảng 240.000 chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ và xét tuyển kết hợp học bạ với các tiêu chí khác, chiếm 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học. Tỷ lệ nhập học của phương thức xét học bạ là 36,2%, cao thứ hai trong 18 phương thức, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (52,3%).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem