Bộ GTVT từng "cầu cứu" vụ ông Đinh La Thăng chỉ đạo bán quyền thu phí

Thế Anh Thứ ba, ngày 01/09/2020 08:14 AM (GMT+7)
Khi ông Đinh La Thăng đang làm Bộ trưởng, Bộ GTVT đã giao quyền thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương cho Công ty Yên Khánh từ năm 2013, nhưng đến năm 2018, Bộ GTVT mới có văn bản "cầu cứu" Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến về chi phí quản lý hợp đồng bán quyền thu phí.
Bình luận 0

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 20 bị can, trong đó, có bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT); Bị can Nguyễn Hồng Trường (SN 1957, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT); Nguyễn Chí Thành (SN 1966, nguyên Quyền Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ GTVT); Lê Trung Cường (Vụ Tài chính, Bộ GTVT).

Bị can Dương Tuấn Minh (SN 1957, nguyên Tổng Giám đốc); Dương Thị Trâm Anh (SN 1962, nguyên Phó TGĐ); Nguyễn Thu Trang (SN 1975 Nguyên Phó phòng đầu tư và quản lý đấu thầu) cũng bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Các bị can bị đề nghị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ LHS gồm: Đinh Ngọc Hệ (SN 1971, nguyên Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng)...

Bộ GTVT từng "cầu cứu" vụ ông Đinh La Thăng chỉ đạo bán quyền thu phí - Ảnh 1.

Ông ĐInh La Thăng.

Được biết, tháng 2/2012, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo Công ty Yên Khánh của ông Đinh Ngọc Hệ là công ty kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương.

Ông Đinh La Thăng ký quyết định về việc thành lập hội đồng bán đấu giá quyền thu phí và tổ thường trực giúp việc hội đồng giao ông Nguyễn Hồng Trường làm Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động xây dựng, hoàn thiện đề án và kết quả bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TPHCM- Trung Lương tại Bộ GTVT do ông Nguyễn Hồng Trường phụ trách và phải báo cáo các việc liên quan cho ông Đinh La Thăng.

Đến năm 2013, Tổng Công ty Cửu Long đã tiến hành ký kết hợp đồng mua bán quyền thu phí sử dụng đường bộ thời hạn 5 năm đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (giai đoạn 1) với Công ty Yên Khánh theo giá trúng thầu thông qua hình thức đấu giá tổng số tiền hơn 2.004 tỷ đồng; thời hạn thu phí kể từ ngày 1/1/2014 và kết thúc ngày 31/12/2018.

Theo quy định của hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải nộp vào ngân sách Nhà nước đủ số tiền bán quyền thu phí trên 2.004 tỷ đồng trong 3 đợt và kết thúc nộp đợt cuối vào tháng 10/2014.

Nhưng thực tế, Công ty Yên Khánh đã nộp thành 15 đợt và kết thúc đợt cuối vào ngày 31/3/2017. Căn cứ các quy định của pháp luật theo hợp đồng đã ký kết, Công ty Yên Khánh đã vi phạm hợp đồng nên Tổng Công ty Cửu Long đã có văn bản yêu cầu Công ty Yên Khánh nộp mức phạt do chậm thanh toán tổng cộng 264,7 tỷ đồng theo quy định.

Đáng chú ý, mặc dù đã giao quyền thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương từ năm 2013, nhưng mãi đến năm 2018, Bộ GTVT mới có văn bản "cầu cứu" Bộ Tài chính.

Cụ thể, Bộ GTVT có văn bản số 12497/BGTVT- gửi tới bộ Tài Chính về việc tham gia ý kiến về chi phí quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đường ô tô cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Bộ GTVT nêu rõ: Nhận được văn bản số 2223/CIPM-TCKT và văn bản số 2616/CIPM-TCKT của tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt tổng công ty Cửu Long) về việc phê duyệt dự toán chi phí quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đường ô tô cao tốc TP HCM – Trung Lương năm 2017 & 2018...

Cùng với đó là chi phí thuê luật sư và tạm ứng án phí đối với vụ kiện của công ty Yên Khánh... Nguồn vốn bố trí dự kiến từ Quỹ bảo trì đường bộ Việt Nam như đã duyệt cho các năm 2014, 2015, 2016. Để có cơ sở xem xét giải quyết đề xuất của tổng công ty Cửu Long, bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính đóng góp ý kiến về đề xuất trên.

Theo quy định của hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải nộp vào ngân sách Nhà nước đủ số tiền bán quyền thu phí trên 2.004 tỷ đồng trong 3 đợt và kết thúc nộp đợt cuối vào tháng 10/2014.

Nhưng thực tế, Công ty Yên Khánh đã nộp thành 15 đợt và kết thúc đợt cuối vào ngày 31/3/2017. Căn cứ các quy định của pháp luật theo hợp đồng đã ký kết, Công ty Yên Khánh đã vi phạm hợp đồng nên Tổng Công ty Cửu Long đã có văn bản yêu cầu Công ty Yên Khánh nộp mức phạt do chậm thanh toán tổng cộng 264,7 tỷ đồng theo quy định.

Do mẫu thuẫn về các điều khoản trong hợp đồng bán quyền thu phí đường ô tô cao tốc TP HCM – Trung Lương, công ty Yên Khánh đã khởi kiện tổng công ty Cửu Long tại TAND quận Bình Thạnh (TP HCM) với các nội dung: Hoàn trả số thuế VAT và đền bù thiệt hại do ITS và khoản tiền lãi phát sinh với tổng kinh phí hơn 86,5 tỷ đồng.

Cùng với đó, tổng công ty Cửu Long không được có hành vi can thiệp vào hoạt động thu phí của công ty Yên Khánh trên cao tốc TP HCM - Trung Lương và chấm dứt hành vi yêu cầu ngân hàng BIDV thanh toán khoản tiền bảo lãnh hợp đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem