Bộ KH&CN cung cấp thông tin sai sự thật về kit test Covid-19 của Công ty Việt Á nhìn từ góc độ pháp lý

Nguyễn Đức Thứ ba, ngày 21/12/2021 13:18 PM (GMT+7)
Liên quan đến bộ kit test Covid-19 của Công ty Việt Á, Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận việc chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO và khẳng định đây là sai sót của Bộ KH&CN. Ở góc độ pháp lý, luật sư đã có những phân tích liên quan đến trách nhiệm của những người liên quan.
Bình luận 0

Trước đó Dân Việt đã thông tin, liên quan đến bộ kit test Covid-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã gỡ bỏ toàn bộ thông tin đăng trước đó đã công bố trên website.

Ai phải chịu trách nhiệm?

Nêu quan điểm về vụ việc, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho hay, những ngày gần đây, vụ việc về Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 và chi hoa hồng "khủng" gây xôn xao mạng xã hội. 

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã gỡ bỏ toàn bộ thông tin đăng trước đó đã công bố trên website và thừa nhận việc sai sót trong việc chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO. Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, nhiều người dân cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bộ ban ngành đối với đại dịch Covid-19, đối với người dân, đối với an toàn của cả động đồng. 

Theo luật sư Tùng, đối việc cung cấp thông tin sai sự thật về những vật tư, sản phẩm liên quan đến việc phòng chống dịch Covid-19, những người đứng đầu phải đứng ra chịu trách nhiệm. 

Theo Nghị định số 95/2017 NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ thì cơ cấu tổ chức của Bộ này gồm 25 trung tâm, vụ, sở, cục khác nhau. 

Bộ KHCN cung cấp thông tin sai sự thật về kit test của Việt Á, phải chịu trách nhiệm gì? - Ảnh 1.

Nội dung về bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á từng được đăng tải trên website của Bộ KH&CN hiện đã không còn. Ảnh Anh Vũ.

Những vụ, sở ban ngành nào trực tiếp thực hiện công tác liên quan đến việc công bố thông tin này thì sẽ phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là các lãnh đạo là người đứng đầu. Nếu có dấu hiệu sai phạm, đối với người vi phạm là cán bộ công chức, viên chức công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ sẽ bị xử lý kỉ luật theo quy định tại Nghị định 122/NĐ-CP về về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. 

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức gồm: Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Bãi nhiệm. Theo các quy định về hình thức kỷ luật các bộ công chức được quy định tại Mục 1, chương 2 Nghị định 122 này, sẽ áp dụng hình phạt cảnh cáo nếu vi vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiêm trọng. 

Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức nếu như đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm hoặc đây là hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. 

Nếu trước đó, đã từng bị giáng chức, cảnh cáo mà tái phạm hoặc đây là hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. Nếu hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Công bố thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù

Luật sư Tùng cho hay, cơ quan CSĐT cần điều tra làm rõ để xác định, liệu có sai phạm, có dấu hiệu của việc tư lợi gì ở đây hay không? Nếu có sai phạm, những cán bộ, lãnh đạo có liên quan sẽ phải chịu xử lý thích đáng tùy thuộc vào mức độ hành vi phạm tội của mình. 

Việc đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 101, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 hoặc cung cấp gây hoang mang trong nhân dân. 

Bộ KHCN cung cấp thông tin sai sự thật về kit test của Việt Á, phải chịu trách nhiệm gì? - Ảnh 3.

Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội).

Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 về "Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông": 

Trường hợp, người nào thực hiện một trong các hành vi thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

"Đây có thể coi là một vụ đại án lớn, liên quan đến một bộ ngành thuộc lĩnh vực Khoa học – Công Nghệ, vì vậy, có thể Cơ quan CSĐT sẽ tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cán bộ lãnh đạo sở ban ngành liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị liên quan để làm rõ bản chất của vụ án, yếu tố tư lợi để xem xét quy kết đúng và đủ tội đối với các đối tượng vi phạm quy định pháp luật", luật sư Tùng chia sẻ.

Nêu quan điểm về vụ việc này, ông Nguyễn Quang Thế, ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội cho rằng, hành vi cấu kết với với lãnh đạo của Công ty Việt Á nhằm trục lợi từ việc mua bán kít xét nghiệm phòng chống Covid-19 là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này cần phải được lên án, xử lý nghiêm khắc.

"Trong lúc dịch bệnh phức tạp, đời sống nhân dân khó khăn mà những đối tượng này lại trục lợi, bỏ tiền túi từ những đồng tiền của người dân thì không thể chấp nhận được. Có thể với một người thì số tiền mua 1 cái kít xét nghiệm không lớn, nhưng cộng gộp lại vài nghìn cái lại thì số tiền cực kỳ lớn. Tôi mong rằng cơ quan cảnh sát điều tra sẽ mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý mạnh tay đổi với những đối tượng vi phạm", ông Thế chia sẻ.

Trước đó, ngày 26/4/2020 trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ đã đăng tải nội dung thông tin có tiêu đề "Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận" và ngay sau đó, một loạt các trang báo đã dẫn lại nội dung thông tin này.

Nội dung thông tin cho biết, bộ kit xét nghiệm Covid-19 LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR KIT do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.

Sản phẩm được đánh giá theo Quy trình Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.

Tuy nhiên, đến chiều 20/12, nội dung đăng tải liên quan đến bộ kit xét nghiệm nói trên của Công ty Việt Á trên đã bị gỡ bỏ trên website - www.most.gov.vn của Bộ KH&CN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem